Kính thưa các bậc cao niên trong họ
Kính thưa các ông, các bà
Kính thưa toàn thể thành viên họ Nguyễn.

1. Nguyễn Tộc Đại Tôn Phổ Kí cho đến thời điểm này là cuốn gia phổ đầy đủ nhất , và cũng là cuốn gia phả cuối cùng của họ đại tôn, in ngày 20/06/2012, được Cố Lan đọc và tự cầm bút sửa chữa.
2. Hạn chế của cuốn gia phả:
- Cửa chỗ Can Khoa (Nhà Thờ chỗ Anh Hóa) đã gần 20 năm không bổ sung.
- Năm 2012 trong khi viết cuốn gia phả này thì tài liệu cửa Cố Trản, Cố San không có, vì thế Cố Lan chỉ phác thảo sơ lược. Còn chỗ cửa Cố Thuyên thì kĩ hơn.
- Ngày tháng âm lịch, dương lịch trong gia phả có thể bị nhầm lẫn.
- Nhiều thông tin mới chưa được bổ sung và cập nhật.
3. Ngày 27/05/2014, trước khi đi viện, cảm thấy mình sắp mất, Cố Lan đã trao lại hai cuốn gia phả, một của Anh Loan, một của chú Dũng Thái và một số giấy tờ bổ sung ghi chép của các gia đình cửa Anh Hóa. Nguyện vọng của Cố Lan là làm sao biên tập và bổ sung gia phả của họ thật hoàn chỉnh.
Hiện nay chúng tôi đã sơ thảo ba cuốn gia phả cho các cửa:
- Một gia phả cho Chi Can Khoa (Nhà Thờ Tại Anh Hóa).
- Một gia phả cho Chi Can Canh (Nhà Thờ Tại Cố Lan).
- Một gia phả cho Tiểu tôn Can Nhưng (cửa chú Bình Trản, chú Duẩn Thái, chú Thuyên).
4. Kính mong các bậc cao niên trong họ xem lại gia phả của họ và các chi phái trong họ mình. Để tiện cho việc sửa chữa, bổ sung và cập nhật gia phả của họ và các chi phái trong họ, kính mong các gia đình điền vào mẫu sau và gửi về theo địa chỉ email: nguyendanghanh1935@gmail.com.
5. Trân trọng kính mời các ông bà và các bác ở Trung tôn Thạch Kim điền vào bản khai và gửi về theo email trên để Ban biên tập biên soạn Gia phả toàn họ.
Ban biên tập xin chân thành cám ơn.
Thay mặt Ban biên tập
Nguyễn Văn Thể

Người khai có thể dùng mẫu khai này để khai cho cha, cho bản thân, và khai cho con của mình.

17)                                        NGUYỄN VĂN A

Tên húy:                                          Nguyễn Văn A
Tên thường gọi:
Con ông:

Con bà:
Sinh ngày:
Mất ngày (nếu đã mất):                        
Mộ táng tại (nếu đã mất):


Vợ:                                            Trần Thị B
Con ông:  Trần Hữu X.
Con bà:    Lê Thị M.

Quê quán:
Sinh ngày:
Mất ngày (nếu đã mất):
Mộ táng tại (nếu đã mất):

Các con:

1. Nguyễn Thị T
Sinh ngày … tháng … năm …. Lấy chồng về xã…, huyện…, tỉnh… Con trai của ông Từ Văn S. và bà Hoàng Thị M. Sinh hạ Từ Văn C. (12/05/2001), Từ Thị K. (22/07/2010).

2. Nguyễn Văn B
Sinh ngày … tháng … năm ….

Hiện gia đình sinh sống tại xã…, huyện…, tỉnh… 

Số điện thoại để ban biên tập cần liên lạc:

Lưu ý:
1) Khai hết gia đình bố thì đến gia đình con. Hết cửa anh thì đến cửa em.
2) Số 17) chỉ đời thứ mười bảy, 18) chỉ đời thứ mười tám v.v…

3) Ngày sinh thì khai ngày, tháng, năm dương lịch. Ngày mất thì khai ngày, tháng, năm âm lịch. Nếu khai khác thì phải nói rõ ngày âm lịch hay dương lịch. Còn nếu khai luôn cả hai ngày âm và dương cũng được.

TIỂU TÔN CAN NHƯNG (I)



NGOẠI TỘC NGUYỄN DUY CẦU


Ông Nguyễn Duy Cầu người trong thôn. Sinh hạ 1 trai, 2 gái. Chỉ còn sống lại một gái là Nguyễn Thị Dược. Bà Nguyễn Thị Dược lấy ông Nguyễn Phúc Đề. Theo luật Lê triều vô nam dụng nữ, thừa tự di truyền giao lại người con trai thứ hai Nguyễn Phúc Thao phụng thờ. Con con cháu cháu đời đời tiếp tục thờ  tự.


Ngoại thế tổ khảo tiền Thập lý hầu kiêm Khán thủ tăng Kỳ lão, tế đỗ đường Nguyễn trọng công thụy cẩn tín phủ quân.
Tên húy:                           Nguyễn Duy Cầu
Tên gọi:                              ông Cố Khầm
                                           (1698 – 1764)
Ông là người trong thôn. Con trai thứ hai ông Nguyễn Duy Thứ và bà Từ Thị Lưu. Cháu Nguyễn Duy Liên phụng thờ. Sinh năm Mậu Dần (1698). Tư chất minh mẫn. Lúc còn nhỏ theo việc học hành. Lớn lên làm hương lý trong làng. Lấy vợ người trong thôn. Con gái ông Nguyễn Phúc Trinh là Nguyễn Thị Thịnh không có con. Lại lấy em vợ là Nguyễn Thị Thảo. Sinh hạ trai gái 3 người. Tên thường gọi ông Cố Khầm. Thọ được 67 tuổi. Từ trần giờ dần ngày 11 tháng 10 năm Giáp Thân (1764). Mộ táng ở xứ Nương Cồn.

Ngoại thế tổ tỉ tiền thừa phu chức Nguyễn chính thất, Nguyễn thị hàng nhất hiệu như lan nhụ nhân.
Tên húy:                           Nguyễn Thị Thinh
Tên gọi:                               bà Cố Khầm
                                           (1699 – 1741)
Bà người trong thôn. Con gái đầu ông Nguyễn Phúc  Trinh. Sinh năm Kỷ Mão (1699). Không có  con. Tên thường gọi bà Cố Khầm. Thọ được 43 tuổi. Từ trần ngày 16 tháng 6 năm Tân Dậu (1741). Mộ táng ở xứ Đồng Lau.

Ngoại thế tổ tỉ tiền thừa phu chức Nguyễn á thất, Nguyễn thị hàng nhị hiệu từ tín nhụ nhân.
Tên húy:                           Nguyễn Thị Thảo
Tên gọi:                               bà Cố Khầm
                                           (1709 – 1778)
Bà người trong thôn. Con gái thứ hai ông Nguyễn Phúc Trinh, em bà Nguyễn Thị Thinh. Sinh năm Kỷ Sửu (1709). Sinh hạ trai gái 3 người. Tên thường gọi bà Cố Khầm. Thọ được 70 tuổi. Từ trần ngày 10 tháng 9 năm Mậu Tuất (1778). Mộ táng ở xứ Nương Cồn.



Sinh hạ:

1. Tổ cậu Nguyễn Duy Huống chi linh.
Sinh năm Bính Dần (1746). Từ trần ngày 9 tháng 5 năm Kỷ Tị (1749). Mộ táng ở xứ ...   .

2. Tổ dì Nguyễn nhất nương thị Lôn.
Sinh năm Kỷ Tị (1749). Từ  trần ngày 29 tháng 5 nhuần năm Canh Ngọ (1750). Mộ táng ở xứ Nương Cồn.





(Cháu 8 đời Nguyễn Văn Bình  phụng thờ)

9) Cửu thế tổ khảo tiền bản phủ Hiệu sinh kiêm Trùm lịnh, y đạo sư mô, Nguyễn á công thụy trí tín phủ quân.
Tên húy:                           Nguyễn Phúc Sưu
Tự:                                         Phúc Đề
Tên gọi:                              ông Cố Nhưng
                                           (1739 – 1789)
Ông là con trai thứ ba ông Nguyễn Phúc Bồi và bà Trần Thị Tộ. Sinh năm Kỷ Mùi (1739). Tính tình cương trực. Trí tuệ thông minh. Lúc còn nhỏ theo việc văn trường, đậu Hiệu sinh. Lớn lên được làng cử làm Trùm lĩnh. Làm thầy thuốc bắc chữa bệnh. Lấy vợ người trong thôn. Con gái ông Nguyễn Duy Cầu và bà thứ thất Nguyễn Thị Thảo là Nguyễn Thị Dược. Sinh hạ trai gái 11 người. Tên thường gọi ông Cố Nhưng. Thọ được 51 tuổi. Từ trần giờ dần ngày 9 tháng 5 năm Kỷ Dậu (1789). Mộ táng ở xứ Cồn Tịnh.

Cửu thế tổ tỉ tiền thừa phu chức Nguyễn chính thất, Nguyễn thị hàng nhị hiệu hòa lạc nhụ nhân.
Tên húy:                           Nguyễn Thị Dược
Tên gọi:                               bà Cố Nhưng
                                           (1751 – 1826)
Bà người trong thôn. Con gái thứ hai ông Nguyễn Duy Cầu và bà thứ thất Nguyễn Thị Thảo. Sinh năm Tân Mùi (1751). Tính vốn hòa thuận. Cần sự hiếu kính. Kính trên nhường dưới. Sinh hạ 7 trai 4 gái. Tên thường gọi bà Cố Nhưng. Thọ được 76 tuổi. Từ trần giờ hợi ngày 2 tháng 6 năm Bính Tuất (1826). Mộ táng ở xứ  Nương Cồn.

Sinh hạ:

1. Nguyễn Thị Thược
Sinh ngày 29 tháng 8 năm Mậu Tý (1768). Lấy chồng người  xã Đông Bàn, xóm Da Đông. Con trai ông Lê Đình Lứa là Lê Đình Nghệ. Sinh hạ Lê Thị Từ. Lê Thị Từ lấy chồng ở  y xã, thôn Vịnh Nội, sinh hạ Thị Nhưng, Thị Thăng.. Lê Đình Nghệ chết, Thị Thược trở về lấy chồng trong thôn là Lê Sĩ Án. Sinh hạ Lê Thị Đá, Thị Thuyết.

2. Nguyễn Phúc Chiêu
Sinh ngày 23 tháng 3 năm Canh Dần (1770). Đến ngày 1 tháng 5 thì chết. Mộ táng ở  xứ Khúc Đầm.

3. Nguyễn Phúc Phao
Sinh năm  Nhâm Thìn (1772).

4. Nguyễn Phúc Thao
Sinh năm Giáp  Ngọ (1774).

5. Nguyễn Phúc Viện
Sinh ngày 21 tháng 12 năm Ất Mùi (1775). Đến ngày 13 tháng giêng năm Đinh Dậu (1777) thì chết. Mộ táng ở Cơn Quýt.           

6. Nguyễn Thị Lan
Sinh năm Mậu Tuất (1778). Lấy chồng người trong xã, thôn Thượng Nguyên là ông Phó đội Trần  Hữu Phương, làm vợ lẻ. Sinh Trần Hữu Diệm, Thị Vân, Thị Thùy.

7. Nguyễn Thị Bồng
Sinh ngày 7 tháng 9 năm Kỷ Hợi (1779). Đến ngày 29 tháng 3 năm Kỷ Dậu (1789) thì mất. Hưởng 11 tuổi. Mộ táng ở xứ Đồng Trạm.

8. Nguyễn Phúc Lạng
Sinh ngày 15 tháng 10 năm Nhâm Dần (1782). Đến ngày 27 tháng 11 năm Nhâm Tuất (1802) thì mất. Hưởng 21 tuổi. Mộ táng ở  xứ  Khúc Đầm.

9. Nguyễn Phúc Cừ
Sinh ngày 13 tháng 7 năm Giáp Thìn (1784). Đến ngày 1  tháng 5 năm Mậu Thân (1788) thì mất. Hưởng 4 tuổi. Mộ táng ở  xứ  Khúc Đầm.

10. Nguyễn Thị Đỏ
Sinh ngày 14 tháng 5 năm Đinh Mùi (1787). Mộ táng ở xứ Cơn Quýt.

11. Nguyễn Phúc Lạm
Sinh năm Mậu Thân (1788). Đến ngày 5 tháng giêng năm Kỷ Dậu (1799) thì chết. Mộ táng ở xứ Khúc Đầm.



(Cháu 7 đời Nguyễn Văn Bình  phụng thờ)

10) Thập thế tổ khảo tiền Thí tướng sĩ lang quang hiển điện tri sư thiếp quán y phương, hương đình trưởng lão Nguyễn mạnh công tự phúc hậu, thụy duy phủ quân.
Tên húy:                          Nguyễn Phúc Phao
Tên gọi:                               ông Cố Khiết
                                           (1772 – 1827)
Ông là  con trai thứ hai ông Nguyễn Phúc Đề (Sưu) và bà  Nguyễn Thị Dược. Sinh năm Nhâm Thìn (1772). Cương trực thuần phác. Tư chất phong nhã. Lúc  còn nhỏ theo việc học hành. Lớn lên làm thầy bộ thủy, thầy lang chữa bệnh. Lấy vợ người trong thôn. Con gái đầu ông Đặng Hữu Dật là Đặng Thị Tô. Sinh hạ trai gái 4 người. Lại lấy vợ thứ hai người trong xã, thôn Tri Lệ. Em gái ông Phạm Thiện Hạch là Phạm Thị Nhượng. Sinh hạ trai gái 7 người. Tên thường gọi ông Cố Khiết. Thọ được 56 tuổi. Từ trần giờ sửu ngày 3 tháng 6 năm Đinh Hợi (1827). Mộ táng ở xứ Nhà Rải.

Thập thế tổ tỉ tiền thừa phu chức Nguyễn chính thất, Đặng thị hàng nhất hiệu từ tín nhụ nhân.
Tên húy:                              Đặng Thị Tô
Tên gọi:                                bà Cố Khiết
                                           (1763 – 1802)
Bà người trong thôn. Con gái đầu ông Đặng Hữu Dật và bà Từ Thị Viên. Sinh năm Quý Mùi (1763). Kính trên nhường dưới. Siêng năng tiết kiệm. Xây dựng gia đình. Tên thường gọi bà Cố Khiết. Thọ được 40 tuổi. Từ trần giờ hợi ngày 1 tháng 11 năm Nhâm Tuất (1802). Mộ táng ở xứ Nương Cồn.

Thập thế tổ tỉ tiền thừa phu chức Nguyễn kế thất, Phạm thị nhụ nhân.
Tên húy:                          Phạm Thị Nhượng
Tên gọi:                                bà Cố Thiều
                                           (1789 – 1858)
Bà người trong xã, thôn Tri Lệ. Em gái ông Phạm Thiện Hoạch (Hộ). Sinh năm Kỷ Dậu (1789). Tên thường gọi bà Cố Thiều. Thọ được 70 tuổi. Từ trần ngày 20 tháng 4 năm Mậu Ngọ (1858). Mộ táng ở xứ Nương Cồn.

TIỂU TÔN CAN NHƯNG (II)

CHI THỨ HAI NGUYỄN PHÚC THAO

(Cháu 7 đời Nguyễn Văn Thuyên phụng thờ)

10) Thập thế tổ khảo tiền Đội trưởng thăng hương đình Kỳ lão Nguyễn quý công thụy cương trực phủ quân.
Tên huý:                          Nguyễn Phúc Thao
Tên gọi:                               ông Cố Nhạn
                                           (1774 – 1826)
Ông là con trai thứ ba ông Nguyễn Phúc Đề và bà Nguyễn Thị Dược. Sinh năm Giáp Ngọ (1774). Lấy vợ người trong thôn. Con gái đầu ông Nguyễn Phúc Tự và bà Lê Thị Phì là Nguyễn Thị Quỳnh. Sinh hạ trai gái 14 người. Tên thường gọi là ông Can Nhạn. Thọ được 53 tuổi. Từ trần ngày 12 tháng 9 năm Bính Tuất (1826). Mộ táng ở xứ Nương Cộ.

Thập thế tổ tỉ tiền thừa phu chức Nguyễn chính thất, Nguyễn thị hàng nhất hiệu từ ái nhụ nhân.
Tên huý:                          Nguyễn Thị Quỳnh
Tên gọi:                                bà Cố Nhạn
Bà người trong thôn. Con gái ông Nguyễn Phúc Tự và bà Lê Thị Phì. Sinh hạ trai gái 14 người. Tên thường gọi là Bà Cố Nhạn. Thọ được 70 tuổi. Từ trần ngày 25 tháng 7. Mộ táng ở xứ Cồn Trao.




CHI CAN KHOA

PHỔ KÝ (I)


NGUYỄN ĐẶNG TỤNG

(Cháu 6 đời Nguyễn Đặng Hiền phụng thờ)


12) Thập nhị thế tổ khảo tiền bản xã tư ký, thăng hương đình điệt lão, bản thôn Văn hội Tuýn trưởng, Nguyễn Đặng công thụy trung trực phủ quân.
Tên húy:                         Nguyễn Đặng Tụng
Tên gọi:                               ông Cố Khoa
                                           (1824 – 1894)
Ông là con trai thứ tư ông Nguyễn Đặng Phái và con trai đầu bà kế thất Nguyễn Thị Minh. Sinh giờ dậu ngày 13 tháng 6 năm Giáp Thân (1824). Tính tình hiền hòa. Tư chất đứng đắn. Lúc còn nhỏ theo việc học hành. Lớn lên làm hương lý trong làng, trong xã. Ruộng đất thì nhiều. Trâu bò thì lắm. Làm nên giàu có. Xây dựng nên cơ đồ. Lấy vợ người trong xã, thôn Thượng Nguyên. Con gái đầu ông Nguyễn Duy Bính và bà Từ Thị Hạo là Nguyễn Thị Nữ. Sinh hạ trai gái 13 người. Lại lấy vợ thứ hai người trong xã, thôn Tri Lệ. Con gái đầu ông Phạm Thiện Chỉnh là Phạm Thị Lịnh. Sinh hạ trai gái 6 người. Lại lấy vợ thứ ba người trong thôn. Con gái đầu ông Nguyễn Trác Công là Nguyễn Thị Đỉu. Sinh hạ 3 người con trai. Con trai thành cửa. Con gái thành nhà. Sinh chắt thăng tứ đại đồng đường. Tên thường gọi ông Cố Khoa. Thọ được 71 tuổi. Từ trần giờ tị ngày 14 tháng 4 năm Giáp  Ngọ (1894). Mộ cất về nghĩa địa xứ Nương Cộ.




Thập nhị thế tổ tỉ tiền thừa phu chức Nguyễn chính thất, Nguyễn thị hàng nhất hiệu từ thuận nhụ nhân.
Tên húy:                             Nguyễn Thị Nữ
Tên gọi:                                bà Cố Khoa
                                           (1825 – 1879)
Bà người trong xã, thôn Thượng Nguyên. Con gái đầu ông Nguyễn Duy Bính và bà Từ Thị Hạo. Sinh giờ Tí ngày 22 tháng giêng năm Ất Dậu (1825). Chuyên cần nông nghiệp. Tính hạnh hiền hòa. Kính trên nhường dưới. Cha  mẹ thì kính. Anh em thì nhường. Làng xóm ai ai cũng mến phục. Làm nên giàu có. Xây dựng nên cơ đồ. Sinh hạ 3 người con trai, 10 người con gái. Sinh chắt tên thường gọi bà Cố Khoa. Thọ được 55 tuổi. Từ trần giờ ngọ ngày mồng 8 tháng 6 năm Kỉ Mão (1879). Mộ cất về nghĩa địa xứ Nương Cộ.




Thập nhị thế tổ tỉ tiền thừa phu chức Nguyễn trắc thất, Phạm thị hàng nhất hiệu từ tín nhụ nhân.
Tên húy:                             Phạm Thị Lịnh
Tên gọi:                                bà Cố Bang
                                           (1834 – 1898)
Bà người trong xã, thôn Tri Lệ. Con gái đầu ông Phạm Thiện Chỉnh và bà Nguyễn Thị Quốc. Sinh năm Giáp Ngọ (1834). Sinh hạ 2 người con trai, 4 người con gái. Tên thường gọi bà Cố Bang. Thọ được 64 tuổi. Từ trần ngày 27 tháng 3 năm Mậu Tuất (1898). Mộ  cất về nghĩa địa  xứ Nương Cộ.

Thập nhị thế tổ tỉ tiền thừa phu chức Nguyễn trắc thất, Nguyễn thị hàng nhất nhụ nhân.
Tên húy:                            Nguyễn Thị Đỉu
Tên gọi:                                  bà Cố Cu
                                           (1839 – 1910)
Bà người trong thôn.  Con gái đầu ông Nguyễn Trác Công. Sinh năm Kỉ Hợi (1839). Sinh hạ 3 người con trai. Tên thường gọi bà Cố Cu. Thọ được 72 tuổi. Từ trần giờ dần ngày mồng 9 tháng 4 năm Canh Tuất (1910). Mộ cất về nghĩa địa xứ Nương Cộ.


Sinh hạ:


Con bà Cố Khoa


1. Nguyễn Đặng Quang
Sinh giờ sửu ngày 17 tháng 9 năm Ất Tị.

2. Nguyễn Đặng Huy
Sinh giờ hợi ngày14 tháng 7 năm Đinh Vị.

3. Nguyễn Thị Khương
Sinh ngày ... tháng 8 năm Kỉ Dậu (1849). Đến ngày 1 tháng 5 năm Tân Hợi (1851) thì chết. Mộ táng ở xứ Đồng Trạm.

4. Nguyễn Thị Cường
Sinh giờ mão ngày 8 tháng 10 năm Tân Hợi (1851). Lấy  chồng người trong thôn. Con trai đầu ông Nguyễn Trác Dịnh là Nguyễn Trác Đích, sinh Nguyễn Trác Tích phụng tự.

5. Nguyễn Thị Thường
Sinh giờ mão ngày 8 tháng 10 năm Tân Hợi (1851). Sinh đôi chết. Mộ táng ở xứ Đồng  Trạm.
6. Nguyễn Thị Khang
Sinh giờ tuất ngày 22 tháng giêng năm Giáp Dần (1854). Lấy chồng người huyện Can Lộc, tổng Canh Hoạch, thôn Da Thiện. Con trai ông Lê Da Khuyến là Lê Da Nhu, sinh Lê Da Song phụng thờ.

7. Nguyễn Thị Thái
Sinh giờ tuất ngày 3 tháng 9 năm Bính Thìn (1856). Lấy chồng người trong huyện, xã Đan Chế, thôn Hùng Kiều. Con trai ông Nguyễn Duy Cư là Nguyễn Duy Thanh sinh Nguyễn Duy Hạnh phụng thờ.

8. Nguyễn Thị An
Sinh giờ mão ngày 17 tháng 8 năm Mậu Ngọ (1858). Lấy chồng người trong xã, thôn Thượng Nguyên. Con trai thứ hai ông Đặng Sĩ Vựng là Đặng Sĩ Vàng sinh Đặng Sĩ Thưởng phụng thờ.

9. Nguyễn Thị Tịnh
Sinh giờ dậu ngày 28 tháng 6 năm Canh Thân (1860). Hưởng 17 tuổi. Từ trần giờ thìn ngày 21 tháng 7 năm Bính Tí (1876). Mộ táng ở xứ Nương Cộ.

 10. Nguyễn Thị Thịnh
Sinh năm Nhâm Tuất (1862). Đến năm Quý Hợi (1863) thì mất. Mộ táng ở xứ Đồng Trạm.

11. Nguyễn Thị Chế
Sinh giờ sửu ngày 4 tháng 2 năm Giáp Tí (1864). Lấy chồng người trong xã, thôn Tri Lệ. Con trai đầu ông Phạm Thiện Sơn là Phạm Thiện Hải sinh Phạm Thiện Triệt phụng thờ.

12. Nguyễn Đặng Đỏ
Sinh ngày 28 tháng 2 năm Ất Sửu (1865). Mộ táng ở xứ Đồng Trạm.

13. Nguyễn Thị Quyết
Sinh giờ mão ngày 11 tháng 8 năm Bính Dần (1866). Hưởng được 9 tuổi. Đến ngày 25 tháng 12 năm Giáp Tuất (1874) thì mất. Mộ táng ở xứ Ma Ca.




Con bà Cố Bang

14. Nguyễn Thị Nghiện
Sinh ngày 20 tháng 6 năm Quý Hợi (1863). Lấy chồng người xã Phù Việt, thôn Niệp Xá. Con trai thứ ba ông Phạm Duy Sĩ là Phạm Duy Diệc, sinh Phạm Duy Đề phụng thờ.

15. Nguyễn Thị Ngạn
Sinh ngày 8 tháng 9 năm Bính Dần (1866). Lấy chồng người trong thôn, con trai thứ hai ông Phó tổng Mai Hữu Ái là Mai Hữu Chương, sinh Mai Hữu Bang phụng thờ.

16. Nguyễn Đặng Đỏ
Sinh ngày 18 tháng 6 năm Canh Ngọ (1870). Mộ táng ở xứ Đồng Trạm.

17. Nguyễn Thị Phiên
Sinh giờ vị ngày 17 tháng 10 năm Tân Mùi (1871). Lấy chồng người trong xã, thôn Tri Lệ. Con trai đầu ông Phạm Thiện Quế là Phạm Thiện Dao sinh Phạm Thiện Dương phụng thờ.

18. Nguyễn Đặng Vượn
Sinh năm Giáp Tuất (1874). Đến ngày 23 tháng giêng năm Ất Hợi (1875) thì chết. Mộ táng ở xứ Tùng Rọ.

19. Nguyễn Thị Đốc
Sinh ngày 17 tháng 8 năm Bính Tí (1876). Đến ngày 23 tháng 9 thì chết. Mộ táng ở xứ Tùng Vịt.

Con bà Cố Cu

20. Nguyễn Đặng Vàng
Sinh ngày 1 tháng 9 năm Bính Tí (1876). Đến ngày mồng 3 thì chết. Mộ táng ở xứ Đồng Trạm.

21. Nguyễn Đặng Tháo
Sinh ngày 10 tháng 12 năm Canh Thìn (1880). Đến ngày 20 thì chết. Mộ táng ở xứ Đồng Trạm.

22. Nguyễn Đặng Thêm
Sinh giờ dậu ngày 28 tháng 2 năm Nhâm Ngọ (1882). Hưởng được 29 tuổi. Từ trần ngày 23 tháng 8 năm Canh Tuất  (1910). Mộ táng ở xứ Cồn Tịnh.
Vị hiệu: Linh thúc tiền hương đình Viên mục, Nguyễn Đặng lang phủ quân.



CON TRAI ĐẦU NGUYỄN ĐẶNG QUANG

(Cháu 5 đời Nguyễn Đặng Hiền phụng thờ)

13) Thập tam thế tổ khảo tiền hương đình Hào trưởng, Văn hội Hội mục, Nguyễn Đặng công tự hoàn, thụy anh lạng phủ quân.

Tên húy:                        Nguyễn Đặng Quang
Tên gọi:                                ông Cố Đấu
                                           (1845 – 1910)
Ông là con trai đầu ông Nguyễn Đặng Tụng và bà Nguyễn Thị Nữ. Sinh giờ sửu ngày 17 tháng 9 năm Ất Tị (1845). Tính tình khoan hòa. Tư chất đứng đắn. Lấy nghề nông xây dựng cơ đồ. Lấy chén rượu làm vui. Làng bầu làm Lý trưởng. Tự xưng đứng đầu hương lý trong làng. Lấy vợ người trong thôn, con gái đầu ông Mai Hữu Ái và bà Thái Thị Toán là Mai Thị Thống. Sinh hạ trai gái 14 người. Lại lấy vợ thứ hai em Mai Thị Thống là Mai Thị Toại. Sinh hạ trai gái 2 người. Sinh chắt tên thường gọi là ông Cố Đấu. Thọ được 66 tuổi. Từ trần giờ vị ngày 13 tháng 4 năm Canh Tuất (1910). Mộ cất về nghĩa địa Nương Cộ.

CHI CAN KHOA

PHỔ KÝ (II)

CON TRAI THỨ HAI NGUYỄN ĐẶNG HUY

(Cháu 5 đời Nguyễn Đặng Tuân phụng thờ)

13) Thập tam thế tổ khảo tiền Thí sinh, Lý trưởng, Sung giản binh Chánh cửu phẩm Đội trưởng, bản thôn Hào trưởng, thăng hương đình di lão, bản xã, bản thôn, bản giáp, Văn hội liệt hàng Thủ chỉ Nguyễn Đặng công phủ quân.
Tên húy:                          Nguyễn Đặng Huy
Tên gọi:                              ông Can Ngọc
                                           (1847 – 1930)
Ông là con trai thứ hai ông Nguyễn Đặng Tụng và bà Nguyễn Thị Nữ. Sinh giờ hợi ngày 13 tháng 7 năm Đinh Vị (1847). Lúc còn nhỏ theo việc văn trường. Lớn lên làng bầu làm Phó lý, xã bầu làm Lý trưởng. Giữ chức hương lý hơn hai mươi năm. Lấy vợ người trong xã, thôn Chi Lưu. Con gái thứ hai ông Nguyễn Quang Phương và bà thứ thất Từ Thị Tài là Nguyễn Thị Liên. Sinh hạ trai gái 5 người. Lại lấy vợ người kế thất trong huyện, xã Trung Tiết. Con gái thứ hai ông Trần Nguyên Lân là bà Trần Thị Bốn. Sinh hạ trai gái 12 người. Trai thành cửa, gái thành nhà. Sinh chắt thăng tứ đại đồng đường. Tên thường gọi ông Can Ngọc. Tuổi già được xã, làng Cả, làng Văn, xóm đều bầu lên Hào trưởng và Thủ chỉ. Thọ được 84 tuổi. Từ trần giờ vị ngày 26 tháng 11 năm Canh Ngọ (1930). Mộ cất về nghĩa địa xứ  Nương Cộ.