TIỂU TÔN CAN NHƯNG (II)

CHI THỨ HAI NGUYỄN PHÚC THAO

(Cháu 7 đời Nguyễn Văn Thuyên phụng thờ)

10) Thập thế tổ khảo tiền Đội trưởng thăng hương đình Kỳ lão Nguyễn quý công thụy cương trực phủ quân.
Tên huý:                          Nguyễn Phúc Thao
Tên gọi:                               ông Cố Nhạn
                                           (1774 – 1826)
Ông là con trai thứ ba ông Nguyễn Phúc Đề và bà Nguyễn Thị Dược. Sinh năm Giáp Ngọ (1774). Lấy vợ người trong thôn. Con gái đầu ông Nguyễn Phúc Tự và bà Lê Thị Phì là Nguyễn Thị Quỳnh. Sinh hạ trai gái 14 người. Tên thường gọi là ông Can Nhạn. Thọ được 53 tuổi. Từ trần ngày 12 tháng 9 năm Bính Tuất (1826). Mộ táng ở xứ Nương Cộ.

Thập thế tổ tỉ tiền thừa phu chức Nguyễn chính thất, Nguyễn thị hàng nhất hiệu từ ái nhụ nhân.
Tên huý:                          Nguyễn Thị Quỳnh
Tên gọi:                                bà Cố Nhạn
Bà người trong thôn. Con gái ông Nguyễn Phúc Tự và bà Lê Thị Phì. Sinh hạ trai gái 14 người. Tên thường gọi là Bà Cố Nhạn. Thọ được 70 tuổi. Từ trần ngày 25 tháng 7. Mộ táng ở xứ Cồn Trao.



Sinh hạ:

1. Nguyễn Văn Đạt

2. Nguyễn Văn Tứ
Sinh năm Giáp Tý (1804).

3. Nguyễn Thị Côn
Lấy chồng người trong xã, thôn Chi Lưu, tên là ông Lê Đình Thận.

4. Nguyễn Thị Dung
Lấy chồng người trong xã, thôn Chi Lưu, tên là ông Đào Danh Lực. Ông Lực chết trở về lấy ông Lê Đình Thận làm vợ lẽ.

5. Nguyễn Thị Thụy
Lấy chồng người trong thôn. Con trai thứ hai ông Nguyễn Trác Trách là Nguyễn Trác Dịnh. Sinh hạ Nguyễn Trác Đích, Nguyễn Trác Giảng.

6. Nguyễn Thị Đằng
Lớn lên lấy chồng không thành. Mộ táng ở xứ Lồi Ao.

7. Nguyễn Thị Đỏ
Mộ táng ở xứ Cơn Quýt.

8. Nguyễn Văn Đỏ
Mộ táng ở xứ Cơn Quýt.

9. Nguyễn Thị Đỏ
Mộ táng ở xứ Cơn Quýt.

10. Nguyễn Văn Đỏ
Mộ táng ở xứ Dăm Hò.

11. Nguyễn Thị Đỏ
Mộ táng ở xứ Dăm Hò.

12. Nguyễn Văn Đỏ
Mộ táng ở xứ Dăm Hò.

13. Nguyễn Thị Đỏ
Mộ táng ở xứ Dăm Hò.

14. Nguyễn Thị Đỏ
Mộ táng ở xứ Khúc Đầm.





(Cháu 3 đời Nguyễn Văn Thư  phụng thờ)

11) Thập nhất thế tổ khảo tiền hương đình Thọ lão, trung đình Viên chức, Nguyễn mạnh công phủ quân.
Tên huý:                            Nguyễn Văn Đạt
Tên gọi:                              ông Cố Khầm
Ông là con trai đầu ông Nguyễn Phúc Thao và bà Nguyễn Thị Quỳnh. Lấy vợ người trong thôn. Con gái út ông Nguyễn Trác Đường là Nguyễn Thị Sinh. Sinh hạ trai gái 12 người. Tên thường gọi ông Cố Khầm. Thọ được 73 tuổi. Từ trần ngày 12 tháng 6. Mộ táng ở xứ Cồn Tịnh.

Thập nhất thế tổ tỉ tiền thừa phu chức Nguyễn chính thất, Nguyễn thị hàng quý nhụ nhân.
Tên huý:                            Nguyễn Thị Sinh
Tên gọi:                               bà Cố Khầm
Bà người trong thôn. Con gái út ông Nguyễn Trác Đường. Sinh hạ trai gái 12 người. Tên thường gọi bà Cố Khầm. Từ trần ngày 18 tháng 9. Mộ táng ở xứ Mồ Ông Thừa.


Sinh hạ:


1. Nguyễn Văn Châu
Kỵ ngày 15 tháng giêng. Mộ táng ở xứ Đập Lùng.

2. Nguyễn Thị Nhạn
Kỵ ngày 29 tháng giêng. Mộ táng ở xứ Đập Lùng.

3. Nguyễn Thị Phượng
Kỵ ngày 16 tháng 2. Mộ táng ở xứ Cơn Quýt.

4. Nguyễn Văn Khánh
Sinh giờ thân ngày 20 tháng 5 năm Đinh Dậu (1837).

5. Nguyễn Văn Vịnh
Tiền binh sự. Mộ táng ở xứ Cơn Quýt.

6. Nguyễn Văn Thùy
Sinh giờ sửu ngày 8 tháng giêng năm Canh Tý (1840). Tiền bản thôn Thủ từ. Mộ táng ở xứ Cồn Tịnh.



7. Nguyễn Văn Thọ

8. Nguyễn Thị Điểu
Mộ táng ở xứ Cơn Quýt.

9. Nguyễn Thị Hoa
Kỵ ngày 22 tháng 5. Mộ táng ở xứ Tuồng Rọ.

10. Nguyễn Thị Đỏ
Kỵ ngày 5 tháng 4. Mộ táng ở xứ Sác Đầm.

11. Nguyễn Thị Đỏ
Kỵ ngày 19 tháng 2. Mộ táng ở xứ Tuồng Rọ.

12. Nguyễn Văn Trường
Sinh năm Mậu Thân (1848).







NGUYỄN VĂN KHÁNH

12) Thập nhị thế tổ bá khảo tiền ưu binh thăng Ngụ trưởng Nguyễn mạnh công phủ quân.
Tên húy:                          Nguyễn Văn Khánh
Tên gọi:                                   ông Dư
                                             (1837 – ?)
Ông là con trai thứ hai của ông Nguyễn Văn Đạt và bà Nguyễn Thị Sinh. Sinh giờ thân ngày 20 tháng 5 năm Đinh Dậu (1837). Lấy vợ người trong thôn. Con gái ông Nguyễn Trác Vận là Nguyễn Thị Tích. Sinh hạ một người con  gái. Tên thường gọi ông Dư. Từ trần ngày 18 tháng 4. Mộ táng ở xứ Nương Cộ.

Thập nhị thế tổ bá tỉ tiền thừa phu chức Nguyễn chính thất, Nguyễn thị hàng nhị hiệu từ hàng nhụ nhân.
Tên huý:                           Nguyễn Thị Tích
Tên gọi:                                    Bà Dư
Bà người trong thôn. Con gái thứ hai ông Nguyễn Trác Vận. Sinh hạ một người con  gái. Tên thường gọi bà Dư. Từ trần ngày 20 tháng 9. Mộ táng ở xứ Cổ Ngựa.

Sinh hạ:


1. Nguyễn Thị Khầm
Sinh năm Tân Dậu (1861). Lấy chồng người trong thôn. Con trai ông Nguyễn Bá Thạnh là Nguyễn Bá Dinh. Sinh Nguyễn Bá Dư.





NGUYỄN VĂN THỌ


12) Thập nhị thế tổ bá khảo tiền ưu binh thăng Ngụ trưởng Nguyễn trọng công phủ quân.
Tên huý:                                Nguyễn Văn Thọ
Ông là con trai thứ năm ông Nguyễn Văn Đạt và bà Nguyễn Thị Sinh. Lấy vợ người trong thôn. Con gái ông Nguyễn Văn Tỉnh là Nguyễn Thị Lưu. Sinh hạ trai gái ba người. Lại lấy vợ thứ hai người xã Đan Chế là Lê Thị Kình. Sinh hạ một người con gái. Rồi con đau chết. Lê Thị Kình về lấy chồng khác. Mộ táng ở xứ Nương Cộ.

Thập nhị thế tổ bá tỉ tiền thừa phu chức Nguyễn chính thất, Nguyễn thị nhụ nhân.
Tên huý:                              Nguyễn Thị Lưu
Bà người trong thôn. Con gái ông Nguyễn Văn Tỉnh. Sinh hạ trai gái 3 người. Mộ táng ở xứ Dăm Hò.

Sinh hạ:

1. Nguyễn Văn Đỏ
Mộ táng ở xứ Mơng Sác Đầm.

2. Nguyễn Thị Đỏ
Mộ táng ở xứ Mơng Sác Đầm.

3. Nguyễn Thị Đỏ
Mộ táng ở xứ Dăm Hò.

4. Nguyễn Thị Đốc
Mộ táng ở xứ Cồn Cậm.




NGUYỄN VĂN TRƯỜNG


12) Thập nhị thế tổ khảo tiền y đạo sư mô thăng hương đình điệt lão Nguyễn quý công phủ quân.
Tên huý:                         Nguyễn Văn Trường
Tên gọi:
                                             (1848 – ?)
Ông là con trai út ông Nguyễn Văn Đạt và bà Nguyễn Thị Sinh. Sinh năm Mậu Thân (1848). Lúc còn nhỏ theo việc học hành. Lấy vợ người trong xã, thôn Chi Lưu là Nguyễn Thị Suyền. Sinh hạ hai người con gái. Ông lên huyện Hương Khê, xã Thịnh Lạc làm nghề thầy thuốc. Đến năm Tân Tị (1881), ông Nguyễn Văn Trường vui về nghề nghiệp, bà Nguyễn Thị Suyền về lấy chồng khác. Ông Nguyễn Văn Trường nhập đạo đường và lấy vợ khác ở đạo đường. Sinh hạ trai gái 5 người. Cha con đều theo đạo đường cả.

Sinh hạ:

1. Nguyễn Văn Thư

2. Nguyễn Văn Thi

3. Nguyễn Văn Lệ

4. Nguyễn Thị ...

5. Nguyễn Thị  ...          



NHÁNH THỨ HAI NGUYỄN VĂN  TỨ

(Cháu 6 đời Nguyễn Văn Thuyên phụng thờ)

11) Thập nhất thế tổ khảo tiền Minh võ vệ, Cửu Đội Đội trưởng, Thơ lại Nguyễn á công thụy cung phác phủ quân.
Tên húy:                            Nguyễn Văn Tứ
Tên gọi:                                ông Cố Quị
                                           (1804 – 1864)
Ông là con trai thứ hai ông Nguyễn Phúc Thao và bà Nguyễn Thị Quỳnh. Sinh năm Giáp Tý (1804). Lúc còn nhỏ theo việc học hành. Lớn lên theo việc binh nhung.  Bút thảo tinh thông. Bản đội bầu làm Thơ lại. Lấy vợ người trong thôn. Con gái ông Nguyễn Trác Yên là Nguyễn Thị Lương. Sinh hạ trai gái 6 người. Tên thường gọi ông Cố Quị. Thọ được 61 tuổi. Từ trần ngày 16 tháng 3 năm Giáp Tý (1864) tại tỉnh Ninh Bình. Mộ táng ở xứ Sào Đâu.


Thập nhất thế tổ tỉ tiền thừa phu chức Nguyễn chính thất, Nguyễn thị hàng nhất nhụ nhân.
Tên húy:                          Nguyễn Thị Lương
Tên gọi:                                 bà Cố Quị
                                           (1811 – 1883)
Bà là người trong thôn. Con gái đầu ông Nguyễn Trác Yên. Sinh năm Tân Mùi (1811). Tên thường gọi bà Cố Quị. Thọ được 73 tuổi. Từ trần giờ mão ngày 12 tháng 2 năm Quý Mùi (1883). Mộ táng ở xứ Nương Thăng.



Sinh hạ:

1. Nguyễn Văn Bính
Sinh năm Bính Thân (1836). Lấy vợ người thôn Thượng Nguyên. Con gái ông Nguyễn Duy Hiền là Nguyễn Thị Lại.

2. Nguyễn Văn Thành
Tiền ưu binh. Kỵ ngày 19 tháng 12. Mộ táng ở xứ Đồng Tráo.

3. Nguyễn Thị Thanh
Lấy chồng người trong thôn. Con trai thứ hai ông Nguyễn Trác Toản là Nguyễn Trác Rộng.

4. Nguyễn Văn Toại
Sinh năm Giáp Thìn (1844). Lấy vợ người trong thôn. Con gái đầu ông Nguyễn Duy Hảo và bà Nguyễn Thị Luyến (Toán) là Nguyễn Thị Khanh.

5. Nguyễn Thị Tào
Lấy chồng người trong  xã, thôn Chi Lưu tên là Đào Danh Thống.

6. Nguyễn Văn Mĩ
Sinh năm Nhâm Tý (1852). Lấy vợ người trong xã, thôn Chi Lưu. Con gái ông Phạm Chuyết và bà Từ Thị Thân là Phạm Thị Cần.



NGUYỄN VĂN BÍNH

(Cháu 5 đời Nguyễn Văn Thuyên phụng thờ)

11) Thập nhị thế tổ khảo tiền hương đình Ngải lão Nguyễn mạnh công thụy trung trực phủ quân.
Tên húy:                           Nguyễn Văn Bính
Tên gọi:                               ông Cố Đồng
                                           (1836 – 1879)
Ông là con trai đầu ông Nguyễn Văn Tứ và bà Nguyễn Thị Lương. Sinh năm Bính Thân (1836). Lấy vợ người trong xã, thôn Thượng Nguyên. Con gái đầu ông Nguyễn Duy Hiền là Nguyễn Thị Dị. Sinh hạ trai gái 5 người. Tên thường gọi ông Cố Đồng. Thọ được 43 tuổi. Từ trần giờ dần ngày 4 tháng 5 năm Kỷ Mão (1879). Mộ táng ở xứ Cửa Nại.

Thập nhị thế tổ tỉ tiền thừa phu chức Nguyễn chính thất, Nguyễn thị hàng nhất hiệu từ túc nhụ nhân.
Tên húy:                             Nguyễn Thị Dị
Tên gọi:                                bà Cố Đồng
                                           (1837 – 1895)
Bà người trong xã, thôn Thượng Nguyên. Con gái đầu ông Nguyễn Duy Hiền và bà thứ thất Đặng Thị Lại. Sinh năm Đinh Dậu (1837). Tên thường gọi bà Cố Đồng. Thọ được 59 tuổi. Từ trần giờ sửu ngày 15 tháng giêng năm Ất Mùi (1895). Mộ táng ở xứ Sào Đâu.



Sinh hạ:

1. Nguyễn Thị Đỏ
Mộ táng ở xứ Cơn Quýt.

2. Nguyễn Văn Chỉnh
Sinh giờ thân ngày 6 tháng 5 năm Giáp Tý (1864). Lấy vợ người trong huyện, xã Đan Chế, thôn Hùng Kiều. Con gái đầu ông Nguyễn Tiến Dũng và bà Nguyễn Thị Đa là Nguyễn Thị Kiểm.

3. Nguyễn Văn Chiến
Sinh năm Nhâm Thân (1872). Năm Mậu Tuất (1898) đi buôn bán tại Hương Khê. Kết đảng giao bằng. Vui nghề vui nghiệp. Lâu ngày không về. Không rõ tung tích.

4. Nguyễn Thị Tăng
Sinh năm Quý Dậu (1873). Lấy chồng người trong xã, thôn Tri Lệ. Con trai ông Đặng Hữu  Hào là Đặng Hữu Tựu. Sinh hạ Đặng Hữu Thuần.

5. Nguyễn Thị Tấn
Sinh năm Đinh Sửu (1877). Lấy chồng người trong thôn là ông Nguyễn Bá Núi. Sinh hạ Nguyễn Bá Xuyên.



NGUYỄN VĂN CHỈNH

13) Thập tam thế tổ khảo tiền hương đình Hào trưởng, thăng máo lão, bản thôn Thủ chỉ Nguyễn mạnh công phủ quân.
Tên húy:                          Nguyễn Văn Chỉnh
Tên gọi:                            ông Can Thuyên
                                           (1864 – 1947)
Ông là con trai đầu ông Nguyễn Văn Bính và bà Nguyễn Thị Dị. Sinh giờ thân ngày 6 tháng 5 năm Giáp Tý (1864). Lúc còn nhỏ theo việc học hành. Lớn lên giữ chức hương lý trong làng. Bản tính thuần hậu. Tư chất minh mẫn. Lúc tuổi già bản thôn cử lên làm Thủ chỉ. Lấy vợ người trong huyện, xã Đan Chế, thôn Hùng Kiều. Con gái đầu ông Nguyễn Tiến Dũng và bà Nguyễn Thị Đa là Nguyễn Thị Kiểm. Sinh hạ trai gái 10 người. Tên thường gọi ông Can Thuyên. Thọ được 84 tuổi. Từ trần ngày 9 tháng 11 năm Đinh Hợi (1947). Mộ cất về nghĩa địa xứ Nương Cộ.

Thập tam thế tổ tỉ tiền thừa phu chức, Nguyễn chính thất, Nguyễn thị hàng nhất nhụ nhân.
Tên húy:                           Nguyễn Thị Kiểm
Tên gọi:                             Bà Can Thuyên
                                           (1865 – 1943)
Bà người trong huyện, xã Đan Chế, thôn Hùng Kiều. Con gái đầu ông Nguyễn Tiến Dũng và bà Nguyễn Thị Đa. Sinh năm Ất Sửu (1865). Chuyên cần nông nghiệp. Sinh hạ trai gái 10 người. Sinh chắt, tên thường gọi bà Can Thuyên. Thọ được 79 tuổi. Từ trần ngày 8 tháng 11 năm Quý Mùi (1943). Mộ cất về nghĩa địa xứ Nương Cộ.


Sinh hạ:

1. Nguyễn Văn Đỏ
Sinh ngày 2 tháng 7 năm Mậu Tý (1888). Đến tháng 12 thì mất. Mộ táng ở xứ Đập Lùng.

2. Nguyễn Văn Trương
Sinh giờ tuất ngày 29 tháng 10 năm Kỷ Sửu (1889).

3. Nguyễn Văn Thỉ
Sinh giờ dậu ngày 27 tháng 11 năm Tân Mão (1891).

4. Nguyễn Thị Đửu
Sinh giờ tý ngày 28 tháng 5 năm Giáp Ngọ (1894). Hưởng 12 tuổi. Từ trần ngày 15 tháng 3 năm Ất  Tị (1905). Mộ táng ở xứ Dăm Hò.


5. Nguyễn Thị Thả
Sinh giờ thìn ngày 13 tháng 4 năm Bính Thân (1896). Lấy chồng người trong thôn. Con trai thứ hai Cố Nghì là Nguyễn n Đồng. Sinh hạ Nguyễn Thị Điền.

6. Nguyễn Văn Thi
Sinh giờ thìn ngày 12 tháng 7 năm Kỷ Hợi (1899).

7. Nguyễn Văn Trì
Sinh giờ tuất ngày 11 tháng 3 năm Tân Sửu (1901).

8. Nguyễn Thị Đẹt
Sinh năm Quý Mão (1903). Lấy chồng người trong thôn. Con trai thứ ba ông Nguyễn Trác Nhật là Nguyễn Trác Sừ. Sinh hạ Nguyễn Thị Em. Chồng chết, về lấy chồng khác người trong xã, thôn Thượng Nguyên là ông Trần Hữu Miện làm vợ kế thất. Sinh hạ Trần Hữu Nuôi, Trần Thị Yêm.

9. Nguyễn Văn Phào
Sinh giờ mão ngày 6 tháng 7 năm Đinh Mùi (1907).

10. Nguyễn Thị Đỏ
Mộ táng ở xứ Dăm Hò.


NGUYỄN VĂN TRƯƠNG

14) Thập tứ thế tổ khảo tiền hương đình Viên mục, thăng Máo lão, Nguyễn mạnh công phủ quân.
Tên húy:                         Nguyễn Văn Trương
Tên gọi:                             ông Cố Thuyên
                                           (1889 – 1966)
Ông là con trai đầu ông Nguyễn Văn Chỉnh và bà Nguyễn Thị Kiểm. Sinh giờ tuất ngày 29 tháng 10 năm Kỉ Sửu (1889). Lúc còn nhỏ theo việc học hành. Lớn lên chuyên nghề nông nghiệp. Vọng Viên mục trong làng. Lấy vợ người trong xã, thôn Tri Lệ. Con gái đầu ông Phạm Thiện Khoát và bà Nguyễn Thị Chẻn là Phạm Thị Quát. Sinh hạ trai gái 2 người. Tên thường gọi ông Cố Thuyên. Thọ được 78 tuổi. Từ trần ngày 16 tháng 8 năm Bính Ngọ (1966). Mộ cất về táng ở nghĩa địa xứ Nương Cộ.

Thập tứ thế tổ tỉ tiền thừa phu chức Nguyễn chính thất, Phạm thị hàng nhất nhụ nhân.
Tên húy:                             Phạm Thị Quát
Tên gọi:                              bà Cố Thuyên
Bà người trong xã, thôn Tri Lệ. Con gái đầu ông Phạm Thiện Khoát và bà Nguyễn Thị Chẻn. Bản tính trung hậu. Chuyên cần nông nghiệp. Sinh hạ trai gái 2 người. Tên thường gọi bà Cố Thuyên. Từ trần ngày 22 tháng giêng. Mộ cất về táng ở nghĩa địa xứ Nương Cộ.

Sinh hạ:

1. Nguyễn Văn Kim
Sinh ngày 2 tháng 6 năm Giáp Dần (1914).

2. Nguyễn Thị Thắm
Lấy chồng trong xã thôn Thượng Nguyên. Con trai ông Đặng Sĩ Thạch là Đặng Sĩ Viết. Sinh hạ một người con gái không thành. Nay con bà kế thất Đặng Sĩ Tâm phụng thờ.

Những người con mất sớm không biết được rõ ràng.


NGUYỄN VĂN KIM

15) Thập ngũ thế tổ khảo tiền hương đình Sắc mục, thăng Máo lão, Nguyễn lịnh công thụy phác thực phủ quân.
Tên húy:                               Nguyễn Văn Kim
Tên gọi:                              ông Cố Thuyên
                                           (1914 – 1998)
Ông là con trai đầu ông Nguyễn Văn Trương và bà Phạm Thị Quát. Sinh ngày 2 tháng 6 năm Giáp Dần (1914). Lúc còn nhỏ theo việc học hành. Lớn lên chuyên nghề nông nghiệp. Cách mạng Tháng Tám thành công, ông vào Hội nông dân cứu quốc. Đến tuổi già, vào Hội phụ lão, hội bảo thọ, hội người cao tuổi. Trong cuộc kháng chiến chống Mĩ cứu nước, ông cho hai con trai đi bộ đội. Một người con là thương binh, một người con là liệt sĩ. Được Chính phủ tặng thưởng Bảng vàng danh dự. Hội đồng Bộ trưởng tặng Bằng khen có công trong cuộc kháng chiến chống Mĩ cứu nước.
Năm Quí Dậu (1993) ông Cố Thuyên là người đội làng văn cuối cùng, mà đã có tấm lòng rộng rãi, có hiếu đối với Tổ tiên, cha ông, khôn sợ mất đất đai, không sợ tốn nước, rác nhà đã nhường đất trong vườn cho họ đại tôn làm nhà thờ. Cha mẹ hiền lành sinh con ra hiếu thảo. Con cháu ông lại có tấm lòng phụng thờ Tổ tiên rất chu đáo, nhất là cháu Toàn khi nào cũng quét dọn trong nhà thờ sạch sẽ, bảo đảm đồ khí tự nghiêm túc.
Nhà thờ họ đại tôn phong cảnh nên thơ. Trước cửa nhà thờ có cái hồ bán nguyệt xây bằng đá, bốn phía hồ xây bằng tường song. Qua hồ là một cái cầu vồng sáng chói. Cửa cầu hai bên xây hai cột lớn. Trên hai cột có hai con nghê chầu lại dưới hai cánh cửa sắt khép mở.
Nhà thờ họ ngảnh mặt ra giữa đường. Nên khách bộ hành đi qua về lại ai cũng tấm tắc khen ngợi.
Những thành quả của họ, của con cháu trên đây thờ phụng Tổ tiên đẹp đẽ như thế cũng chính nhờ tấm lòng hiếu thảo của ông mới có.
Ông lấy vợ người trong huyện, xã Thạch Liên, thôn Liên Thanh. Con gái đầu ông Giản là Nguyễn Thị Giản. Sinh hạ trai gái 7 người. Tên thường gọi ông Cố Thuyên. Thọ được 85 tuổi. Từ trần giờ tuất ngày 14 tháng 7 năm Mậu Dần tức 19 giờ 30 phút ngày 4 tháng 9 năm 1998. Mộ táng ở nghĩa địa xứ Nương Cộ.

Thập ngũ thế tổ tỉ tiền thừa phu chức Nguyễn chính thất, Nguyễn thị hàng nhất nhụ nhân.
Tên húy:                           Nguyễn Thị Giản
Tên gọi:                              bà Cố Thuyên
                                           (1919 – 1997)
Bà người trong huyện, xã Thạch Liên, thôn Liên Thanh. Con gái đầu ông Giản. Sinh năm Kỉ Mùi (1919). Chuyên cần nông nghiệp. Lao động cần cù. Nuôi con dạy cháu. Nội tướng tề gia. Trong ngoài đầy đủ. Cách mạng Tháng Tám thành công, bà tham gia sinh hoạt Hội phụ nữ. Được hội viên trong hội cử làm Tổ trưởng. Trong cuộc kháng chiến chống Mĩ cứu nước, Bà đã cho hai đứa con đi bộ đội. Một đứa thương binh, một đứa liệt sĩ. Được Chính phủ tặng thưởng Bảng vàng danh dự. Hội đồng Bộ trưởng tặng Bằng khen có công trong cuộc kháng chiến chống Mĩ cứu nước. Lúc tuổi già tham gia Hội người cao tuổi. Sinh hạ trai gái 7 người. Tên thường gọi bà Cố Thuyên. Thọ được 79 tuổi. Từ trần giờ ngọ ngày 23 tháng 3 năm Đinh Sửu tức 12 giờ 30 phút ngày 29 tháng 4 năm 1997. Mộ táng ở nghĩa địa xứ Nương Cộ.

Sinh hạ:

1. Nguyễn Thị Chắt
Sinh ngày 28 tháng 8 năm Tân Tị (1941). Hưởng được 5 tuổi. Từ trần ngày 13 tháng 5 năm Ất Dậu (1945). Mộ táng không rõ.

2. Nguyễn Văn Thuyên
Sinh ngày 12 tháng 6 năm Quí Mùi (1943).

3. Nguyễn Văn Chung
Sinh ngày 1 tháng giêng năm Đinh Hợi (1947).

4. Nguyễn Thị Hương
Sinh ngày 29 tháng 9 năm Canh Dần (1950). Lấy chồng trong xã thôn Đông Kênh, con trai đầu ông Đặng Sĩ Khoán là Đặng Sĩ Lịch. Sinh hạ Đặng Sĩ Thuật, Đặng Sĩ Chương, Đặng Thị Kỉ, Đặng Thị Thuận, Đặng Thị Hòa.

5. Nguyễn Thị Vân
Sinh ngày 23 tháng 10 năm Nhâm Thìn (1952). Lấy chồng người trong xã, thôn Đông Kênh. Con trai thứ hai ông Trần Hữu Lởi là Trần Hữu Hồng. Sinh hạ Trần Hữu Lĩnh, Trần Hữu Dũng, Trần Thị Mĩ, Trần Thị Hợi.

6. Nguyễn Thị Niêm
Sinh ngày 23 tháng 10 năm Mậu Tuất (1958). Lấy chồng người trong tỉnh, huyện Can Lộc, xã Quang Lộc là Nguyễn Trần Huệ. Sinh hạ Nguyễn Trần Anh, Nguyễn Trần Nga, Nguyễn Trần Tiệp, Nguyễn Thị Nguyệt.

7. Nguyễn Thị Siếu
Sinh ngày 1 tháng 12 năm Kỉ Hợi (1959). Lấy chồng người trong tỉnh, huyện Can Lộc, xã Quang Lộc. Con trai ông Ngô Đức Lĩnh là Ngô Đức Lí. Sinh hạ Ngô Đức Thảo, Ngô Đức Yên, Ngô Thị Hưởng.



NGUYỄN VĂN THUYÊN

16) Thập lục thế tổ khảo
Tên húy:                         Nguyễn Văn Thuyên
Tên gọi:                             ông Cố Thuyên
                                             (1943 –    )
Ông là con trai đầu ông Nguyễn Văn Kim và bà Nguyễn Thị Giản. Sinh ngày 12 tháng 6 năm Quí Mùi (1943). Lúc còn nhỏ theo học ở trường phổ thông. Lớn lên trong cuộc kháng chiến chống Mĩ cứu nước. Theo tiếng gọi thiêng liêng của Tổ quốc, ngày 14 tháng 4 năm 1965 lên đường nhập ngũ Quân đội nhân dân Việt Nam. Được sự giúp đỡ tận tình của cán bộ và bạn bầu đồng đội bỏ phiếu kín tặng chiến sĩ giỏi năm 1965. Năm 1966 - 1967 chiến đấu và phục vụ chiến đấu được tặng thưởng hai năm hai bằng khen. Chiến đấu gan dạ, được tặng thưởng chiến sĩ thi đua.
Năm 1967 - 1968 được cấp hai bằng chiến đấu giỏi đã hoàn thành công tác trong sự nghiệp chống Mĩ cứu nước, được phong quân hàm thượng sĩ chức vụ A phó, được bầu vào cán bộ Đoàn thanh niên.
Ngày 23 tháng 7 năm 1967 được kết nạp vào Đảng Lao động Việt Nam. Lúc đó chiến tranh ác liệt, giấy tở không chuyển được.
Ngày 23 tháng giêng năm Mậu Thân (1968) trong lúc chiến đấu tại mặt trận bị thương. Được công nhận thương binh loại A chống Mĩ cứu nước, được về địa phương hưởng trợ cấp thương binh.
Chính phủ tặng thưởng Huân chương kháng chiến chống Mĩ hạng ba, Huân chương chiến công hạng ba. Lấy vợ người trong xã, thôn Đông Kênh. Con gái đầu ông Nguyễn Duy Hòe và bà Nguyễn Thị Thiệu là Nguyễn Thị Cháu. Sinh hạ trai gái 5 người. Tên thường gọi ông Cố Thuyên.

Thập lục thế tổ tỉ
Tên húy:                           Nguyễn Thị Cháu
Tên gọi:                                bà Cố Cháu
                                            (1948 –      )
Bà người trong xã, thôn Đông Kênh. Con gái đầu ông Nguyễn Duy Hòe và bà Nguyễn Thị Thiệu. Sinh ngày 16 tháng 5 năm Mậu Tí (1948). Lúc còn nhỏ theo học tại trường phổ thông tốt nghiệp cấp II. Thôi học, tham gia sinh hoạt Đoàn thanh niên, Hợp tác xã nông nghiệp, được xã viên cử làm cán bộ đội giữ chức vụ Đội phó kiêm Thư kí. Trong cuộc kháng chiến chống Mĩ cứu nước xung phong đi dân công hỏa tuyến hai khóa mười bốn tháng làm nhiệm vụ cho chiến đấu ở chiến trường được tặng thưởng hai khóa hai bằng khen. Sinh hạ trai gái 5 người. Bà được Hội phụ nữ tặng danh hiệu phụ nữ ba đảm đang. Hợp tác xã tặng danh hiệu xã viên hai giỏi. Tên thường gọi bà Cố Cháu.




Sinh hạ:

1. Nguyễn Văn Sơn
Sinh giờ dần ngày 2 tháng 10 năm Nhâm Tí (1972).

2. Nguyễn Thị Khuyên
Sinh giờ mão ngày 10 tháng giêng năm Ất Mão (1975). Lấy chồng người trong tỉnh, huyện Can Lộc, xã Tân Lộc. Con trai ông Hoàng Hồng là Hoàng Khương. Sinh hạ Hoàng Đức, Hoàng Việt.

3. Nguyễn Văn Bảo
Sinh giờ mão ngày 19 tháng 9 năm Bính Thìn (1976).

4. Nguyễn Văn Toàn
Sinh giờ hợi ngày 11 tháng 11 năm Canh Thân (1980).

5. Nguyễn Văn Thắng
Sinh giờ hợi ngày 2 tháng 2 năm Ất Sửu (1985).


NGUYỄN VĂN SƠN

17) Thập thất thế tổ khảo
Tên húy:                                   Nguyễn Văn Sơn
Tên gọi:                                      
                                             (1972 –    )
Ông là con trai đầu ông Nguyễn Văn Thuyên và bà Nguyễn Thị Cháu. Sinh giờ dần ngày 2 tháng 10 năm Nhâm Tí (1972).

   Thập thất thế tổ tỉ
Tên húy:                           Nguyễn Thị Thủy
Tên gọi:                                          
                                           (1975 –        )

Bà người tỉnh Bình Thuận, huyện Hàm Thuận, xã Hàm Cường. Con gái đầu ông Nguyễn Xuyến và bà Trần Thị Dư. Sinh ngày 30 tháng giêng năm Ất Mão (1975).

Sinh hạ:

1. Nguyễn Thị Phương Dung
Sinh giờ mùi ngày 9 tháng 10 năm Tân Tị tức 14 giờ ngày 23 tháng 11 năm 2001.

NGUYỄN VĂN BẢO

17) Thập thất thế tổ khảo
Tên húy:                                   Nguyễn Văn Bảo
Tên gọi:                                      
(                                            1976 –    )
Ông là con trai thứ hai ông Nguyễn Văn Thuyên và bà Nguyễn Thị Cháu. Sinh giờ mão ngày 19 tháng 9 năm Bính Thìn (1976).

   Thập thất thế tổ tỉ
Tên húy:                            Trần Thị Hương
Tên gọi:                                          
                                           (1985 –        )

Bà người trong huyện, xã Việt Xuyên. Con gái thứ hai ông Trần Niêm và bà Phan Thị Vân. Sinh giờ dần ngày 16 tháng 12 năm Ất Sửu (1985).

Sinh hạ:

1. Nguyễn Văn Hoàn
Sinh giờ thìn ngày 23 tháng 6 năm Kỉ Sửu tức ngày 13 tháng 8 năm 2009.


NGUYỄN VĂN CHUNG

16) Thập lục thế tổ thúc khảo tiền Thí sinh, ứng tòng binh sự, Chính phủ tặng thưởng Huân chương kháng chiến hạng ba, Nguyễn trọng công, thụy phác thực phủ quân.
Tên húy:                         Nguyễn Văn Chung
Tên gọi:                                 ông Chung
                                           (1947 – 1968)
Ông là con trai thứ hai ông Nguyễn Văn Kim và bà Nguyễn Thị Giản. Sinh ngày 1 tháng giêng năm Đinh Hợi (1947). Lúc còn nhỏ theo việc học hành, tốt nghiệp trung học phổ thông. Thôi học gia nhập Đoàn thanh niên lao động Việt Nam, được Đoàn viên tín nhiệm bầu làm cán bộ chi đoàn. Năm 1966 vào dân quân, được đội viên bầu làm Trung đội trưởng, xã viên hợp tác xã bầu làm Thư kí đội sản xuất. Huyện đoàn cấp giấy chứng nhận thể thao thể dục.
Trong cuộc kháng chiến chống Mĩ cứu nước, theo tiếng gọi thiêng liêng cùa Tổ quốc, ngày 12 tháng 7 năm 1967 xung phong nhập ngũ Quân đội nhân dân Việt Nam lên đường cứu nước. Hơn một năm trời vào sinh ra tử giữa trận tiền bom sa đạn lạc, một lòng vì dân vì nước, được cấp trên cho đi học đối tượng Đảng.
Ngày mồng 1 tháng 10 năm Mậu Thân, tức ngày 20 tháng 11 năm 1968 trong lúc chiến đấu hi sinh tại mặt trận phía Nam tỉnh Quảng Trị. Được phong quân hàm hạ sĩ. Hội đồng cố vấn Chính phủ cách mạng lâm thời miền Nam Việt Nam tặng Huân chương chiến công giải phóng hạng ba. Chính phủ lâm thời cộng hòa Miền Nam tặng Huy chương chiến sĩ giải phóng. Chính phủ nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam tặng thưởng Huân chương kháng chiến chống Mĩ hạng Ba.
Theo bằng Tổ quốc ghi công và giấy báo tử của Bộ Quốc phòng hi sinh tại mặt trận phía Nam tỉnh Quảng Trị ngày 20 tháng 11 năm 1968, tức ngày mồng 1 tháng 10 năm Mậu Thân. Hưởng dương 22 tuổi. Mộ táng ở nghĩa trang liệt sĩ quân đội. Phần mộ, nơi cấp táng chưa rõ tung tích.



NGUYỄN VĂN THỈ

14) Thập tứ thế tổ khảo tiền hương đình Viên mục, thăng Máo lão, Nguyễn trọng công thụy cương trực phủ quân.
Tên húy:                               Nguyễn Văn Thỉ
Tên gọi:                                     ông Cố Mậu
                                           (1891 – 1974)
Ông là   con trai thứ hai ông Nguyễn Văn Chỉnh và bà   Nguyễn Thị Kiểm. Sinh giờ dậu ngày 27 tháng 11 năm Tân Mão (1891). Bản tính cương trực. Chuyên cần nông nghiệp. Vọng Viên mục trong làng. Lấy vợ người trong tỉnh, huyện Can Lộc, xã Tiến Lộc. Con gái ông Phạm Tiến Chất là Phạm Thị Mực. Sinh hạ trai gái 3 người. Tên thường gọi ông Cố Mậu. Thọ được 84 tuổi. Từ trần ngày 24 tháng 4 năm Giáp Dần (1974). Mộ táng ở nghĩa địa xứ Nương Cộ.
 
 Thập tứ thế tổ tỉ tiền thừa phu chức, Nguyễn chính thất Phạm thị hàng nhị nhụ nhân.
Tên húy:                             Phạm Thị Mực
Tên gọi:                                bà Cố Mậu
                                           (1895 – 1962)
Bà người trong tỉnh, huyện Can Lộc, xã Tiến Lộc. Con gái thứ hai ông Phạm Tiến Chất. Sinh năm Ất Mùi (1895). Tính tình chất thực. Lao động cần cù. Nội tướng tề gia. Sinh hạ trai gái 3 người. Tên thường gọi bà Cố Mậu. Thọ được 68 tuổi. Từ trần ngày mồng 5 tháng 6 năm Nhâm Dần (1962). Mộ cất về táng ở nghĩa địa xứ Nương Cộ.

Sinh hạ:

1. Nguyễn Văn Hoằng
Sinh ngày 17 tháng 12 năm Tân Dậu (1921).

2. Nguyễn Văn Kì
Sinh ngày 2 tháng 8 năm Mậu Thìn (1928).

3. Nguyễn Thị Em
Sinh ngày 2 tháng 12 năm Quí Dậu (1933). Lấy chồng người trong tỉnh, huyện Can Lộc, xã Hậu Lộc. Con trai ông Bùi Thức Thìn và bà Đặng Thị Duyện là Bùi Thức Ti. Sinh hạ Bùi Thức Tặng, Bùi Thức Hùng.

Những người mất không rõ.


NGUYỄN VĂN HOẰNG

15) Thập ngũ thế tổ khảo tiền Cán bộ, thăng hương đình Máo lão, Chính phủ tặng thưởng Huân chương kháng chiến hạng ba, Nguyễn mạnh công phủ quân.
Tên húy:                               Nguyễn Văn Hoằng
Tên gọi:                                     ông Cố Nhâm
                                           (1921 – 1998)
Ông là   con trai đầu ông Nguyễn Văn Thỉ và bà   Phạm Thị Mực. Sinh ngày 17 tháng 12 năm Tân Dậu (1921). Lúc còn nhỏ theo học hán tự với các thầy đồ trong xã. Văn hay, chữ tốt. Bản tính nhã trực. Tư chất trầm lặng. Chuyên cần nông nghiệp. Tạu ruộng mua trâu. Xây dựng gia đình. Trọng đạo thánh hiền. Cách mạng Tháng Tám thành công. Tham gia sinh hoạt Đoàn thanh niên cứu quốc. Được đoàn viên tín nhiệm bầu vào Ban chấp hành chi đoàn, giữ chức vụ Bí thư hai khóa. Trong hai cuộc kháng chiến chống Pháp và chống Mĩ đi hai khóa dân công hỏa tuyến dài ngày. Được Chính phủ tặng thưởng Huân chương kháng chiến chống Mĩ hạng ba.
Lấy vợ người trong huyện, xã Đan Chế, thôn Hùng Kiều. Con gái ông Nguyễn Bá Thiệm là Nguyễn Thị Bảy. Sinh hạ trai gái 3 người. Lại lấy vợ thứ hai người trong tỉnh, huyện Can Lộc, xã Tiến Lộc, xóm Hồng Thịnh. Con gái ông Võ Thưởng là Võ Thị Cháu. Sinh hạ trai gái 2 người. Trai thành cửa, gái thành nhà. Nam thành thất, nữ thành gia. Tên thường gọi ông Cố Nhâm. Thọ được 78 tuổi. Từ trần ngày 28 tháng 10 năm Mậu Dần (1998). Mộ táng ở nghĩa địa xứ Nương Cộ.
 
Thập ngũ thế tổ tỉ tiền thừa phu chức, Nguyễn chính thất, Nguyễn thị nhụ nhân.
Tên húy:                            Nguyễn Thị Bảy
Tên gọi:                               bà Cố Nhâm
                                           (1927 – 1956)
Bà người trong huyện, xã Đan Chế, thôn Hùng Kiều. Con gái ông Nguyễn Bá Thiệm. Sinh năm Đinh Mão (1927). Tính tình thuần hậu. Chuyên cần nông nghiệp. Nội tướng tề gia. Trong ngoài đầy đủ. Sinh hạ trai gái 3 người. Tên thường gọi bà Cố Nhâm. Hưởng dương 30 tuổi. Từ trần ngày mồng 1 tháng giêng năm Bính Thân (1956). Mộ cất về nghĩa địa xứ Nương Cộ.

 Thập ngũ thế tổ tỉ
Tên húy:                                Võ Thị Cháu
Tên gọi:                                bà Cố Chắt
                                            (1927 –      )

Bà người trong tỉnh, huyện Can Lộc, xã Tiến Lộc, xóm Hồng Thịnh. Con gái ông Võ Thưởng. Sinh năm Đinh Mão (1927). Trước lấy chồng người trong xã. Sinh hạ một người con trai là Ngô Đức Chắt. Chồng chết, về lấy phu quân.  Sinh hạ trai gái 2 người. Tính tình vui vẻ. Nói năng nhẹ nhàng. Hiền lành đức độ. Ôn từ hiếu thuận. Khuôn phép nết na. Trên kính dưới nhường. Được chị được em. Được làng được xóm. Nội tướng tề gia. Trong ngoài đầy đủ. Hội phụ nữ tặng danh hiệu phụ nữ ba đảm đang. Hợp tác xã tặng danh hiệu xã viên Hai giỏi. Tên thường gọi bà Cố Chắt.

Sinh hạ:

1. Nguyễn Văn Mậu
Sinh ngày 7 tháng 5 năm Kỉ Sửu (1949).

2. Nguyễn Thị Nhâm
Sinh ngày 7 tháng 10 năm Nhâm Thìn (1952). Lấy chồng người trong xã, thôn Bắc Kênh. Con trai ông Mạo là Đặng Sĩ Xuân. Sinh hạ Đặng Sĩ Duẩn.

3. Nguyễn Văn Lộc
Hưởng được 3 tuổi rồi mất.

4. Nguyễn Văn Minh
Sinh ngày 15 tháng 10 năm Canh Tí (1960).

5. Nguyễn Thị Long
Sinh ngày 17 tháng 8 năm Giáp Thìn (1964). Lấy chồng người trong huyện, xã Thạch Liên.


NGUYỄN VĂN MẬU

16) Thập lục thế tổ bá khảo tiền Thí sinh, Quốc chánh công nhân cơ khí, Nguyễn mạnh công thụy chất trực phủ quân.
Tên húy:                               Nguyễn Văn Mậu
Tên gọi:                                     ông Mậu
                                           (1949 – 1972)
Ông là con trai đầu ông Nguyễn Văn Hoằng và bà Nguyễn Thị Bảy. Sinh ngày 7 tháng 5 năm Kỉ Sửu (1949). Lúc còn nhỏ theo học tốt nghiệp trường phổ thông cơ sở. Bản tính nhã trực. Tư chất minh mẫn. Mồ côi mẹ lúc còn nhỏ. Lớn lên đi công nhân cơ khí ô tô Hà Tĩnh. Trong công tác tích cực tận tụy. Điều ăn lẽ ở được dưới, được trên. Tên thường gọi ông Mậu. Hưởng dương 24 tuổi. Từ trần ngày 17 tháng 5 năm Nhâm Tí (1972). Mộ táng ở nghĩa địa xứ Nương Cộ.


NGUYỄN VĂN MINH

16) Thập lục thế tổ khảo
Tên húy:                           Nguyễn Văn Minh
Tên gọi:                                      
                                            (1960 –     )
Ông là con trai thứ hai ông Nguyễn Văn Hoằng và bà kế thất Võ Thị Cháu. Sinh ngày 15 tháng 10 năm Canh Tí (1960).

 Thập lục thế tổ tỉ
Tên húy:                             Trần Thị Kiểm
Tên gọi:                                          
                                            (1963 –      )

Bà người trong xã, thôn Đông Kênh. Con gái thứ hai ông Trần Viết Mày. Sinh ngày 4 tháng 7 năm Quí Mão (1963).

Sinh hạ:

1. Nguyễn Thị Hiền
Sinh ngày 18 tháng 8 năm Quí Hợi (1983).

2. Nguyễn Thị Thảo
Sinh ngày 13 tháng 5 năm Ất Sửu (1985). Lấy chồng người trong thôn. Con trai đầu ông Nguyễn Duy Đường và bà Nguyễn Thị Xuân là Nguyễn Duy Hải. Sinh hạ Nguyễn Duy Tân.

3. Nguyễn Văn Ngọc
Sinh ngày 18 tháng 12 năm Bính Dần (1986).

4. Nguyễn Văn Thanh
Sinh ngày 23 tháng 3 năm Kỉ Tị (1989).

5. Nguyễn Văn Quang
Sinh ngày 20 tháng 4 năm Canh Ngọ (1990).





NGUYỄN VĂN KÌ

15) Thập ngũ thế tổ khảo tiền hương đình Sắc mục, thăng Máo lão, Nguyễn trọng công phủ quân.
Tên húy:                               Nguyễn Văn Kì
Tên gọi:                               ông Cố Thái
                                           (1928 – 2007)
Ông là   con trai thứ hai ông Nguyễn Văn Thỉ và bà   Phạm Thị Mực. Sinh ngày 2 tháng 8 năm Mậu Thìn (1928). Chuyên cần nông nghiệp. Lao động cần cù. Cách mạng Tháng Tám thành công. Tham gia sinh hoạt Đoàn thanh niên, Đội du kích tự vệ, Hợp tác xã nông nghiệp. Lúc tuổi già vào Hội phụ lão, Hội người cao tuổi. Trong hai cuộc kháng chiến chống Pháp và chống Mĩ, đi ba khóa dân công hỏa tuyến dài ngày. Được Chính phủ tặng thưởng Bằng khen có công trong cuộc kháng chiến chống Mĩ cứu nước.
Lấy vợ người trong xã, thôn Bắc Kênh. Con gái ông Đinh Văn Rớt là Đinh Thị Niêm. Sinh hạ trai gái 8 người. Tên thường gọi ông Cố Thái. Thọ được 80 tuổi. Từ trần giờ sửu ngày mồng 6 tháng 9 năm Đinh Hợi (2007). Mộ táng ở nghĩa địa xứ Nương Cộ.
 
Thập ngũ thế tổ tỉ
Tên húy:                              Đinh Thị Niêm
Tên gọi:                                bà Cố Thái
                                             (1935 – ...)
Bà người trong xã, thôn Bắc Kênh. Con gái ông Đinh Văn Rớt và bà Đặng Thị Én. Sinh ngày 12 tháng 2 năm Ất Hợi (1935). Tính tình vui vẻ. Khuôn phép nết na. Ôn từ hiếu thuận. Không sự tranh đấu. Trên thuận dưới hòa. Được anh được em. Được làng được xóm. Chuyên cần nông nghiệp. Nội tướng tề gia. Khuyên con dạy cháu. Trong ngoài đầy đủ. Được hội phụ nữ tặng danh hiệu phụ nữ Ba đảm đang. Hợp tác xã tặng danh hiệu xã viên hai giỏi. Sinh hạ trai gái 8 người. Trai thành cửa, gái thành nhà. Nam thành thất, nữ thành gia. Tên thường gọi bà Cố Thái.



Sinh hạ:

1. Nguyễn Văn Thái
Sinh ngày 16 tháng 8 năm Đinh Dậu (1957).

2. Nguyễn Văn Khoái
Sinh ngày 16 tháng giêng năm Tân Sửu (1961).

3. Nguyễn Văn Linh
Sinh ngày 8 tháng 10 năm Giáp Thìn (1964).

4. Nguyễn Thị Bình
Sinh ngày 12 tháng 10 năm Đinh Mùi (1967). Lấy chồng người trong xã, thôn Đông Kênh. Con trai ông Lê Văn Nhã là Lê Văn Duẩn. Sinh hạ Lê Văn Hoàng, Lê Văn Quang.

5. Nguyễn Văn Tình
Sinh năm Canh Tuất (mất sớm).

6. Nguyễn Thị Minh
Sinh ngày 3 tháng 2 năm Quí Sửu (1973).

7. Nguyễn Văn Luận
Sinh ngày 18 tháng 8 năm Giáp Dần (1974).

6. Nguyễn Văn Duẩn
Sinh ngày 18 tháng 8 năm Canh Thân (1980).




NGUYỄN VĂN THÁI

16) Thập lục thế tổ khảo
Tên húy:                               Nguyễn Văn Thái
Tên gọi:                                      
                                            (1957 –      )
Ông là con trai đầu ông Nguyễn Văn Kì và bà  Đinh Thị Niêm. Sinh ngày 16 tháng 8 năm Đinh Dậu (1957).
 
 Thập lục thế tổ tỉ tiền thừa phu chức Nguyễn chính thất Nguyễn thị nhụ nhân.
Tên húy:                            Nguyễn Thị Tuy
Tên gọi:                                    bà Tuy
                                           (1965 – 1987)

Bà người trong huyện, xã Thạch Liên. Con gái ông Sinh. Sinh năm Ất Tị (1965). Hiền từ đức độ. Điều ăn lẽ ở, được chị được em. Được làng được xóm. Chuyên cần nông nghiệp. Sinh hạ một người con gái. Bệnh tình nguy nan. Hưởng dương 23 tuổi. Từ trần ngày mồng 7 tháng 11 năm Đinh Mão (1987). Mộ táng ở nghĩa địa xứ Nương Cộ.

Thập lục thế tổ tỉ
Tên húy:                             Đặng Thị Liên
Tên gọi:                                        
                                            (1965 –      )

Bà người trong huyện, xã Thạch Liên. Con gái thứ hai ông Đặng Văn Ứng và bà Nguyễn Thị Danh. Sinh ngày 7 tháng giêng năm Ất Tị (1965).

Sinh hạ:

1. Nguyễn Thị Đỏ
Sinh ngày 7 tháng 11 năm Đinh Mão (1987). Hai mẹ con mất cùng một ngày sinh. Mộ táng ở nghĩa địa xứ Nương Cộ.

2. Nguyễn Thị Phương
Sinh ngày 3 tháng 8 năm Nhâm Thân (1992).

3. Nguyễn Thị Huyền Trang
Sinh ngày 2 tháng 12 năm Ất Dậu (2005).


NGUYỄN VĂN KHOÁI

16) Thập lục thế tổ khảo
Tên húy:                               Nguyễn Văn Khoái
Tên gọi:                                      
                                            (1961 –      )
Ông là con trai thứ hai ông Nguyễn Văn Kì và bà  Đinh Thị Niêm. Sinh ngày 16 tháng giêng năm Tân Sửu (1961).
 
 Thập lục thế tổ tỉ
Tên húy:                             Nguyễn Thị Kỉ
Tên gọi:                                          
                                            (1963 –      )

Bà người trong xã, thôn Đông Kênh. Con gái ông Nguyễn Duy Quí. Sinh ngày 8 tháng 5 năm Quí Mão (1963).


Sinh hạ:

1. Nguyễn Thị Hồng
Sinh ngày 4 tháng 5 năm Canh Ngọ (1990).

2. Nguyễn Văn Hùng
Sinh ngày 14 tháng 5 năm Quí Dậu (1993).

3. Nguyễn Văn Dũng
Sinh ngày 14 tháng 5 năm Quí Dậu (1993).

4. Nguyễn Văn Sĩ
Sinh ngày 4 tháng 5 năm Bính Tí (1996).






NGUYỄN VĂN LINH

16) Thập lục thế tổ khảo
Tên húy:                               Nguyễn Văn Linh
Tên gọi:                                      
                                            (1964 –      )
Ông là con trai thứ ba ông Nguyễn Văn Kì và bà  Đinh Thị Niêm. Sinh ngày 8 tháng 10 năm Giáp Thìn (1964).
 
 Thập lục thế tổ tỉ
Tên húy:                            Nguyễn Thị Hoa
Tên gọi:                                          
                                            (1963 –      )

Bà người trong huyện, xã Thạch Sơn ở cư trong thôn. Con gái út ông Nguyễn Bá Gạo và bà Nguyễn Thị Sâm. Sinh ngày 10 tháng 2 năm Quí Mão (1963).


Sinh hạ:

1. Nguyễn Văn Quí
Sinh ngày 12 tháng 5 năm Quí Dậu (1993).

2. Nguyễn Thị Vân
Sinh ngày 16 tháng 2 năm Đinh Sửu (1997).




NGUYỄN VĂN LUẬN

16) Thập lục thế tổ khảo
Tên húy:                               Nguyễn Văn Luận
Tên gọi:                                      
                                            (1974 –      )
Ông là con trai thứ tư ông Nguyễn Văn Kì và bà  Đinh Thị Niêm. Sinh ngày 18 tháng 8 năm Giáp Dần (1974).
 
 Thập lục thế tổ tỉ
Tên húy:                           Nguyễn Thị Minh
Tên gọi:                                          
                                            (1977 –      )

Bà người trong thôn. Con gái thứ hai ông Nguyễn Trác Tâm và bà Nguyễn Thị Nguyệt. Sinh ngày 5 tháng 6 năm Đinh Tị (1977).


Sinh hạ:


1. Nguyễn Văn Thiện
Sinh giờ ngọ ngày 7 tháng 4 năm Mậu Tí tức 11 giờ 15 phút ngày 11 tháng 5 năm 2008.





NGUYỄN VĂN THI

14) Thập tứ thế tổ khảo tiền hương đình Ngải lão, thương mại tại Ai lao quốc, Nguyễn trọng công thụy cương trực phủ quân.
Tên húy:                            Nguyễn Văn Thi
Tên gọi:                                ông Cố Dục
                                           (1899 – 1945)
Ông là con trai thứ sáu ông Nguyễn Văn Chỉnh và bà  Nguyễn Thị Kiểm. Sinh giờ thìn ngày 12 tháng 7 năm Kỉ Hợi (1899). Bản tính cương trực. Tư chất ngay thẳng. Hoàn cảnh kinh tế gia đình khó khăn. Phải lên nước Lào làm nghề buôn bán. Lấy vợ người trong xã, thôn Chi Lưu. Con gái ông Nguyễn Văn Xưng là Nguyễn Thị Biên. Sinh hạ trai gái 8 người. Tên thường gọi là ông Cố Dục. Thọ được 47 tuổi. Từ trần ngày 14 tháng 3 năm Ất Dậu (1945). Mộ táng ỏ Lạc Xao nước Lào.
 
Thập tứ thế tổ tỉ tiền thừa phu chức, Nguyễn chính thất Nguyễn thị nhụ nhân.
Tên húy:                            Nguyễn Thị Biên
Tên gọi:                                 bà Cố Dục
                                           (1909 – 1981)
Bà người trong xã, thôn Chi Lưu. Con gái ông Nguyễn Văn Xưng và bà Nguyễn Thị Kỉ. Sinh năm Kỉ Dậu (1909). Chuyên cần nông nghiệp. Lao lung khó nhọc. Sinh hạ trai gái 8 người. Tên thường gọi bà Cố Dục. Thọ được 73 tuổi. Từ trần ngày mồng 9 tháng 11 năm Tân Dậu (1981). Mộ táng ở nghĩa địa xứ Nương Cộ.

Sinh hạ:

1. Nguyễn Văn Dục
Sinh ngày 28 tháng 10 năm Kỉ Tị (1929).

2. Nguyễn Thị Tâm
3. Nguyễn Văn Nhuần
4. Nguyễn Văn Tứ
5. Nguyễn Văn Ngụ
6. Nguyễn Văn Lục
7. Nguyễn Văn Bảy

8. Nguyễn Thị Xuân
Sinh ngày 10 tháng 12 năm Bính Tuất (1946). Đi công nhân nhà nước về hưu. Lấy chồng người trong thôn. Con trai thứ hai ông Nguyễn Văn Tranh là Nguyễn Văn Nam. Sinh hạ 10 người con trai. Con trai đầu là Nguyễn Văn Hải.



NGUYỄN VĂN DỤC

15) Thập ngũ thế tổ khảo tiền Quốc chánh công nhân hưu trí, thăng hương đình Thọ lão, Chính phủ tặng Huân chương kháng chiến hạng ba Nguyễn mạnh công phủ quân.
Tên húy:                            Nguyễn Văn Dục
Tên gọi:                                ông Cố Hân
                                           (1929 – 2002)
Ông là con trai đầu ông Nguyễn Văn Thi và bà  Nguyễn Thị Biên. Sinh ngày 28 tháng 10 năm Kỉ Tị (1929). Chuyên cần nông nghiệp. Năm 1960 đi công nhân cho nhà nước, được về nghỉ hưu. Chính phủ tặng thưởng Huân chương kháng chiến chống Mĩ hạng ba. Lấy vợ người trong huyện, xã Thạch Yên là Lê Thị Lan. Sinh hạ trai gái 6 người. Hoàn cảnh kinh tế gia đình khó khăn phải đi vào Nam sinh sống. Tên thường gọi là ông Cố Hân. Thọ được 74 tuổi. Từ trần ngày 19 tháng 6 năm Nhâm Ngọ (2002). Mộ táng ỏ tỉnh Đắc Lắc, huyện Eka, xã Epan.
 
Thập ngũ thế tổ tỉ tiền thừa phu chức, Nguyễn chính thất Lê thị nhụ nhân.
Tên húy:                                Lê Thị Lan
Tên gọi:                                bà Cố Hân
                                           (1927 – 2006)
Bà người trong huyện, xã Thạch Yên. Con gái ông Lê... Sinh năm Đinh Mão (1927). Chuyên cần nông nghiệp. Sinh hạ trai gái 6 người. Tên thường gọi bà Cố Hân. Thọ được 80 tuổi. Từ trần ngày 26 tháng 8 năm Bính Tuất (2006). Mộ táng ỏ tỉnh Đắc Lắc, huyện Eka, xã Epan.


Sinh hạ:

1. Nguyễn Thị Hân
Sinh ngày 6 tháng 8 năm Kỉ Hợi (1959). Lấy chồng người trong huyện, xã Thạch Liên. Con trai ông Nguyễn Danh Đường là Nguyễn Danh Tích.

2. Nguyễn Văn Hoan
Sinh ngày 14 tháng 12 năm Canh Tí (1960).

3. Nguyễn Văn Hiệu
Sinh ngày 8 tháng 8 năm Ất Tị (1965).
Lúc còn nhỏ theo học ở trường phổ thông. Lớn lên vào Đoàn thanh niên Cộng sản Hồ Chí Minh, rồi xung phong đi bộ đội ở nước bạn Cămpuchia năm năm. Ở lại nước bạn, nay chưa rõ tung tích.

4. Nguyễn Thị Hường
Sinh ngày 5 tháng 5 năm Mậu Thân (1968).

5. Nguyễn Văn Huy
Sinh ngày 10 tháng 5 năm Canh Tuất (1970).

6. Nguyễn Thị Hòa
Sinh ngày 20 tháng 2 năm Giáp Dần (1974).


NGUYỄN VĂN HOAN

16) Thập lục thế tổ khảo
Tên húy:                          Nguyễn Văn Hoan
Tên gọi:                                      
                                            (1960 –      )
Ông là con trai đầu ông Nguyễn Văn Dục và bà  Lê Thị Lan. Sinh ngày 14 tháng 12 năm Canh Tí (1960).
 
 Thập lục thế tổ tỉ
Tên húy:                            Dương Thị Diện
Tên gọi:                                           
                                           (1962 –       )
Bà người trong tỉnh, huyện Cẩm Xuyên, xã Cẩm Vịnh. Con gái ông Dương Văn Đắp và bà Nguyễn Thị Rớt. Sinh ngày 5 tháng 3 năm Nhâm Dần (1962).  

Sinh hạ:

1. Nguyễn Văn Hợi
Sinh ngày 24 tháng 9 năm Quí Hợi (1983). Lấy vợ là bà Đào Thị Lương. Sinh hạ Nguyễn Thị Thu Hiền vào ngày 19 tháng 6 năm Tân Tị (2001).

2. Nguyễn Thị Hà
Sinh ngày 20 tháng 10 năm Bính Dần (1986).

3. Nguyễn Văn Long
Sinh ngày 25 tháng 3 năm Kỉ Tị (1989).

4. Nguyễn Văn An
Sinh ngày 5 tháng 3 năm Tân Mùi (1991).


NGUYỄN VĂN HUY

16) Thập lục thế tổ khảo
Tên húy:                               Nguyễn Văn Huy
Tên gọi:                                      
                                            (1970 –      )
Ông là con trai thứ ba ông Nguyễn Văn Dục và bà  Lê Thị Lan. Sinh ngày 10 tháng 5 năm Canh Tuất (1970).
  
 Thập lục thế tổ tỉ
Tên húy:                             Từ Thị Hường
Tên gọi:                                           
                                            (1970 –       )
Bà người trong xã, thôn Đông Kênh. Con gái ông Từ Hữu Linh. Sinh ngày 9 tháng 8 năm Canh Tuất (1970).  

Sinh hạ:

1. Nguyễn Thị Hoa

2. Nguyễn Thị Hằng



NGUYỄN VĂN PHÀO

14) Thập tứ thế tổ khảo tiền hương đình Thọ lão, Nguyễn quí công thụy chất trực phủ quân.
Tên húy:                               Nguyễn Văn Phào
Tên gọi:                                     ông Cố Chắt
                                           (1907 – 1964)
Ông là con trai út ông Nguyễn Văn Chỉnh và bà Nguyễn Thị Kiểm. Sinh giờ mão ngày 6 tháng 7 năm Đinh Mùi (1907). Tính tình thuần hậu. Tư chất minh mẫn. Chuyên cần nông nghiệp. Hoàn cảnh kinh tế gia đình túng thiếu, có đi buôn bán ở nước Lào. Cách mạng tháng Tám thành công, tham gia vào Hội nông dân cứu quốc, đội dân quân du kích. Trong hai cuộc kháng chiến chống Pháp và chống Mĩ đi hai khóa dân công hỏa tuyến dài ngày được Chính phủ tặng thưởng Bằng khen. Lấy vợ người trong xã, thôn Thượng Nguyên. Con gái ông Đặng Sĩ Thính là Đặng Sĩ Út. Sinh hạ trai gái 8 người. Tên thường gọi ông Cố Chắt. Thọ được 58 tuổi. Từ trần ngày 10 tháng 6 năm Giáp Thìn (1964). Mộ cải táng ở nghĩa địa xứ Nương Cộ.
 
Thập tứ thế tổ tỉ tiền Cán bộ đảng viên, thăng hương đình Di lão, Chính phủ tặng thưởng Huân chương kháng chiến hạng ba, Nguyễn chính thất Đặng thị hàng tam nhụ nhân.
Tên húy:                               Đặng Thị Út
Tên gọi:                                bà Cố Chắt
                                           (1910 – 2000)
Bà người trong xã, thôn Thượng Nguyên. Con gái ông Đặng Sĩ Thính. Sinh năm Canh Tuất (1910). Trước Cách mạng đi làm thuê làm mướn. Trung hậu thật thà. Chuyên cần nông nghiệp. Sau Cách mạng Tháng Tám vào Hội phụ nữ, giữ chức vụ Hội trưởng phụ nữ xóm, Đội nữ quân du kích được chị em cử làm Trung đội trưởng. Làm công tác gì cũng tích cực tận tụy, xem của tập thể như của nhà. Năm 1948 được kết nạp vào Đảng Cộng sản Đông Dương. Được chi bộ tặng đảng viên bốn tốt. Hội phụ nữ tặng danh hiệu phụ nữ ba đảm đang. Hợp tác xã tặng danh hiệu xã viên Hai giỏi. Được Chính phủ tặng thưởng Huân chương kháng chiến chống Mĩ hạng ba. Sinh hạ trai gái 8 người. Tên thường gọi bà Cố Chắt. Thọ được 91 tuổi. Từ trần giờ sửu ngày 12 tháng 6 năm Canh Thìn (2000). Mộ táng ở nghĩa địa xứ Nương Cộ.


Sinh hạ:

1. Nguyễn Thị Niềm
Sinh ngày 24 tháng 7 năm Mậu Thìn (1928). Mất sớm.

2. Nguyễn Thị Điềm
Sinh ngày 15 tháng 9 năm Canh Ngọ (1930). Lấy chồng người trong xã, thôn Bắc Kênh. Con trai đầu ông Đinh Văn Rớt là Đinh Văn Vinh. Sinh hạ Đinh Văn Thanh, Đinh Văn Kiều, Đinh Văn Quyền.

3. Nguyễn Thị Mày
Sinh năm Nhâm Thân (1932). Mất sớm.

4. Nguyễn Thị Tỉ
Sinh năm Ất Hợi (1935). Mất sớm.

5. Nguyễn Thị Tiu
Sinh ngày 17 tháng 8 năm Mậu Dần (1938). Lấy chồng người trong xã, thôn Bắc Kênh. Con trai ông Đào Trọng Ngọc là Đào Trọng Tráng. Sinh hạ Đào Trọng Lĩnh, Đào Trọng Thường.

6. Nguyễn Văn Báo
Sinh ngày 1 tháng 10 năm Tân Tị (1941).

7. Nguyễn Thị Minh
Sinh năm Quí Mùi (1943). Hưởng được 2 tuổi. Mộ táng ở xứ Sác Đầm.

8. Nguyễn Văn Hộ
Sinh ngày 2 tháng 4 năm Bính Tuất (1946).



NGUYỄN VĂN BÁO

15) Thập ngũ thế tổ khảo
Tên húy:                               Nguyễn Văn Báo
Tên gọi:                                ông Cố Báo
                                           (1941 –        )
Ông là con trai đầu ông Nguyễn Văn Phào và bà  Đặng Thị Út. Sinh ngày mồng 1 tháng 10 năm Tân Tị (1941). Bản tính nhã trực. Tư chất thuần hậu. Lúc niên thiếu học ở trường phổ thông. Lớn lên sinh hoạt đoàn thanh niên lao động Việt Nam. Trong cuộc kháng chiến chống Mĩ cứu nước. Theo tiếng gọi thiêng liêng của Tổ quốc, năm 1963 gia nhập Quân đội nhân dân Việt Nam. Trong bốn năm chiến đấu ác liệt ở Miền Nam, giữa trận tiền bom sa đạn lạc. Được cấp trên phong quân hàm Thiếu úy, chức vụ Đại đội trưởng. Năm 1967 chiến đấu tại mặt trận phía Nam, bị thương được công nhận thương binh hạng A. Năm 1968 được chuyển công tác sang cán bộ lương thực, rồi được kết nạp vào Đảng Cộng sản Việt Nam, giấy tờ thất lạc, không chuyển được. Ông là người có đạo đức tốt, có tinh thần đoàn kết anh em trong họ hàng làng xóm. Năm 1990 tuổi già sức yếu được Nhà nước cho về nghỉ hưu. Được Chính phủ tặng thưởng Huân chương chiến sĩ vẻ vang hạng ba, Huân chương chiến công hạng nhì, Huân chương kháng chiến chống Mĩ hạng nhất. Lấy vợ người trong xã, thôn Đông Kênh. Con gái ông Từ Hữu Phi là Từ Thị Xuân. Sinh hạ trai gái 3 người và một người con nuôi. Tên thường gọi là ông Cố Báo. 

 Thập ngũ thế tổ tỉ
Tên húy:                              Từ Thị Xuân
Tên gọi:                                bà Cố Xuân
                                            (1940 –      )
Bà người trong xã, thôn Đông Kênh. Con gái ông Từ Hữu Phi. Sinh năm Canh Thìn (1940). Hiền từ đức độ. Trầm lặng ít nói. Chuyên cần nông nghiệp. Kính trên nhường dưới. Nội tướng tề gia. Trong ngoài đầy đủ. Chồng đi bộ đội rồi chuyển sang cán bộ nhà nước gần ba mươi năm. Một mình bà ở nhà phụng dưỡng mẹ già đến nơi đến chốn. Công việc gia đình bề bộn. Nhưng bà vẫn tham gia công tác xã hội đầy đủ. Cán bộ ban chấp hành chi đoàn thanh niên, được tặng đoàn viên bốn tốt. Cán bộ Hội phụ nữ được Hội tặng danh hiệu Phụ nữ Ba đảm đang. Hợp tác xã tặng danh hiệu xã viên Hai giỏi. Được Chính phủ tặng thưởng bằng khen có công trong cuộc kháng chiến chống Mĩ cứu nước. Sinh hạ trai gái 3 người và một người con nuôi. Tên thường gọi bà Cố Xuân.  


Sinh hạ:

1. Nguyễn Văn Công
Sinh ngày 20 tháng 6 năm Ất Mão (1975).

2. Nguyễn Thị Hà
Sinh ngày 23 tháng 7 năm Đinh Tị (1977).

3. Nguyễn Văn Dũng
Sinh ngày 19 tháng 8 năm Kỉ Mùi (1979).

4. Nguyễn Thị Lí (con nuôi)
Bà người trong xã, thôn Bắc Kênh. Con gái ông Lê Thế Dục. Sinh năm Giáp Thìn (1964). Năm 1965 mẹ bị chết do bom máy bay Đế quốc Mĩ thả. Lúc đó bà mới được 8 tháng. Bà Xuân đưa về nuôi, cho ăn học. Tốt nghiệp trường phổ thông trung học. Lấy chồng người trong thôn. Con trai đầu ông Nguyễn Trác Chất và bà Mai Thị Minh là Nguyễn Trác Nguyên. Sinh hạ Nguyễn Trác Tài.


NGUYỄN VĂN DŨNG

16) Thập lục thế tổ khảo
Tên húy:                               Nguyễn Văn Dũng
Tên gọi:                                      
                                           (1979 –        )
Ông là con trai thứ hai ông Nguyễn Văn Báo và bà  Từ Thị Xuân. Sinh ngày 19 tháng 8 năm Kỉ Mùi (1979).

 Thập lục thế tổ tỉ
Tên húy:                      Nguyễn Thị Thanh Xuân
Tên gọi:                                          
                                            (1984 –      )
Bà người tỉnh Thanh Hóa. Cư trú tại tỉnh Bình Phước. Con gái đầu ông Nguyễn Nhân và bà Nguyễn Thị Vui. Sinh ngày 15 tháng giêng năm Giáp Tí (1984).  

Sinh hạ:

1. Nguyễn Thị Phương Linh
Sinh ngày 13 tháng 3 năm Đinh Hợi (2007).




NGUYỄN VĂN HỘ

15) Thập ngũ thế tổ khảo
Tên húy:                               Nguyễn Văn Hộ
Tên gọi:                                      
(1946 –        )
Ông là con trai út ông Nguyễn Văn Phào và bà  Đặng Thị Út. Sinh ngày mồng 2 tháng 4 năm Bính Tuất (1946).
      
Thập ngũ thế tổ tỉ
Tên húy:                              Đào Thị Lục
Tên gọi:                                          
                                            (1948 –      )
Bà người trong tỉnh, huyện Can Lộc, xã An Lộc. Con gái ông Đào Đình Vựng. Sinh ngày 10 tháng 10 năm Mậu Tí (1948).   

Sinh hạ:

1. Nguyễn Văn Trung
Sinh ngày 20 tháng 7 năm Ất Mão (1975).

2. Nguyễn Văn Hiếu
Sinh ngày 20 tháng 11 năm Mậu Ngọ (1978).

3. Nguyễn Thị Lan
Sinh năm Nhâm Tuất (1982).

4. Nguyễn Thị Thủy
Sinh năm Đinh Mão (1987).

5. Nguyễn Thị Vân
Sinh năm Kỉ Tị (1989).


NGUYỄN VĂN TRUNG

16) Thập lục thế tổ khảo
Tên húy:                               Nguyễn Văn Trung
Tên gọi:                                      
                                           (1975 –        )
Ông là con trai đầu ông Nguyễn Văn Hộ và bà  Đào Thị Lục. Sinh ngày 20 tháng 7 năm Ất Mão (1975).

Thập lục thế tổ tỉ
Tên húy:                              Trần Thị Vân
Tên gọi:                                          
                                           (1983  –      )
Bà người trong tỉnh, huyện Hương Sơn, xã Sơn Trường. Con gái ông Trần Xuân Đoài và bà Nguyễn Thị Thọ. Sinh ngày 12 tháng giêng năm Quí Hợi (1983).  

Sinh hạ:

1. Nguyễn Văn Anh
Sinh ngày 2 tháng 10 năm Nhâm Ngọ (2002).

2. Nguyễn Thị Trâm
Sinh ngày 12 tháng 5 năm Bính Tuất (2006).


NGUYỄN VĂN HIẾU

16) Thập lục thế tổ khảo
Tên húy:                           Nguyễn Văn Hiếu
Tên gọi:                                      
                                           (1978 –        )
Ông là con trai thứ hai ông Nguyễn Văn Hộ và bà  Đào Thị Lục. Sinh ngày 20 tháng 11 năm Mậu Ngọ (1978).

 Thập lục thế tổ tỉ
Tên húy:                       Nguyễn Thị Kim Oanh
Tên gọi:                                          
                                           (1982  –      )
Bà người trong huyện, Thị trấn Cày. Con gái ông Nguyễn Văn Lâm và bà Nguyễn Thị Hợi. Sinh năm Nhâm Tuất (1982).  

Sinh hạ:

1. Nguyễn Văn Dũng
Sinh ngày 16 tháng 5 năm Ất Dậu (2005).




NGUYỄN VĂN TOẠI

(Cháu 5 đời Nguyễn Văn Linh phụng thờ)

12) Thập nhị thế tổ khảo tiền Minh võ vệ Ngụ trưởng Nguyễn trọng công thụy cương trực phủ quân.
Tên húy:                           Nguyễn Văn Toại
Tên gọi:                               ông Cố Hoạt
                                           (1844 – 1898)
Ông là con trai thứ ba ông Nguyễn Văn Tứ và bà Nguyễn Thị Lương. Sinh năm Giáp Thìn (1844). Lớn lên theo việc binh sự, được cấp bằng Ngụ trưởng. Lấy vợ người trong thôn. Con gái đầu ông Nguyễn Duy Hảo và bà Nguyễn Thị Toán là Nguyễn Thị Khanh. Sinh hạ trai gái 4 người. Tên thường gọi ông Cố Hoạt. Thọ được  55 tuổi.  Từ  trần giờ thìn ngày 15 tháng 3 năm Mậu Tuất (1898). Mộ táng ở xứ Cồn  Tịnh. Năm 1965 cất về táng ở nghĩa địa xứ Nương Cộ.

Thập nhị thế tổ tỉ tiền thừa phu chức Nguyễn chính thất, Nguyễn thị hàng nhất nhụ nhân.
Tên húy:                          Nguyễn Thị Khanh
Tên gọi:                                bà Cố Hoạt
                                           (1851 – 1930)
Bà người trong thôn. Con gái đầu ông Nguyễn Duy Hảo và bà Nguyễn Thị Toán. Sinh năm Tân Hợi (1851). Tên thường gọi bà Cố Hoạt. Thọ được 80 tuổi. Từ trần ngày 23 tháng 4 năm Canh Ngọ (1930). Năm 1965 mộ cất về táng ở nghĩa địa xứ Nương Cộ.

Sinh hạ:

1. Nguyễn Văn Thoại
Sinh giờ thìn ngày 6 tháng 7 năm Bính Tý (1876).

2. Nguyễn Thị Đoan
Sinh giờ dậu ngày 14 tháng 5 năm Tân Tị (1881). Lấy chồng người trong huyện, xã Phù Việt, thôn Bùi Xá là ông Bùi Quang Trương. Sinh hạ một người con trai, hai người con gái.

3. Nguyễn Văn Khoa
Sinh giờ thân ngày 5 tháng 8 năm Ất Dậu (1885).

4. Nguyễn Thị Đỏ
Mộ táng ở xứ Sác Đầm.


NGUYỄN VĂN THOẠI

13) Thập tam thế tổ khảo tiền hương đình Thủ từ, thăng Kỳ lão, Nguyễn mạnh công thụy chất trực phủ quân.
Tên húy:                          Nguyễn Văn Thoại
Tên gọi:                                ông Cố Lưu
                                           (1876 – 1931)
Ông là con trai đầu  ông Nguyễn Văn Toại và bà Nguyễn Thị Khanh. Sinh giờ thìn ngày 6 tháng 7 năm Bính Tý (1876). Lấy vợ người trong thôn. Con gái ông Nguyễn Văn Tánh và bà Thái Thị Chuẩn là Nguyễn Thị Huyền.  Sinh hạ trai gái 3 người. Tên thường gọi ông Cố Lưu. Thọ được 56 tuổi. Từ trần ngày mồng 6 tháng 5 năm Tân Mùi (1931). Mộ cất về nghĩa địa xứ Nương Cộ.

Thập tam thế tổ tỉ tiền thừa phu chức Nguyễn chính thất, Nguyễn thị nhụ nhân.
Tên húy:                              Nguyễn Thị Huyền
Tên gọi:                                 bà Cố Lưu
                                             (1868 – ?)
Bà người trong thôn. Con gái út ông Nguyễn Văn Tánh và bà Thái Thị Chuẩn. Sinh năm Mậu Thìn (1868). Bà trước lấy chồng người trong xã, thôn Thượng Nguyên là ông Đặng Sĩ Trúc. Sinh hạ Đặng Thị Tiếp. Ông Trúc chết, bà trở về lấy phu quân. Sinh hạ trai gái 3 người.  Tên thường gọi bà Cố Lưu. Từ trần ngày 29 tháng 9. Mộ cất về nghĩa địa xứ Nương Cộ.

Sinh hạ:

1. Nguyễn Văn Hoạt
Sinh giờ tị ngày 21 tháng 2 năm Quý Mão (1903). Lấy vợ người trong xã, thôn Tri Lệ. Con gái ông Phạm Thiện Khoát và bà Nguyễn Thị Chẻn là Phạm Thị Bút.

2. Nguyễn Thị Bẹp
Sinh giờ thân ngày 27 tháng 7 năm Ất Tị (1905). Lấy chồng người trong tỉnh, huyện Can Lộc, xã Tiến Lộc là Phạm Tiến Sất.

3. Nguyễn Thị Bát
Sinh giờ tị ngày 5 tháng 12 năm Mậu Thân (1908). Lấy chồng người trong xã, thôn Thượng Nguyên. Con trai thứ hai ông Cố Xan là Đặng Sĩ Hờ. Sinh Đặng Sĩ Thỉ.



NGUYỄN VĂN HOẠT

14) Thập tứ thế tổ khảo tiền hương đình Viên mục, thăng Kì lão,  Nguyễn mạnh công phủ quân.
Tên húy:                           Nguyễn Văn Hoạt
Tên gọi:                              ông Cố Luyến
                                           (1903 – 1956)
Ông là con trai đầu ông Nguyễn Văn Thoại và bà Nguyễn Thị Huyền. Sinh giờ tị ngày 21 tháng 2 năm Quí Mão (1903). Chuyên cần nông nghiệp. Thức khuya dậy sớm. Tiết kiệm từng xu. Đi ở làm thuê. Mua trâu tậu ruộng. Xây dựng nên cơ đồ. Vọng Viên mục trong làng. Sau Cách mạng tháng Tám, vào Hội nông dân cứu quốc, Đội dân quân tự vệ. Trong cuộc kháng chiến chống Pháp xung phong đi một khóa dân công hỏa tuyến dài ngày. Lấy vợ người trong xã, thôn Tri Lệ. Con gái ông Phạm Thiện Khoát và bà Nguyễn Thị Chẻn là Phạm Thị Bút. Sinh hạ trai gái 5 người. Tên thường gọi ông Cố Luyến. Thọ được 54 tuổi. Từ trần ngày 14 tháng 12 năm Bính Thân (1956). Mộ cải táng ở nghĩa địa xứ Nương Cộ.
         
Thập tứ thế tổ tỉ tiền thừa phu chức, Nguyễn chính thất, Phạm thị nhụ nhân.
Tên húy:                             Phạm Thị Bút
Tên gọi:                               Bà Cố Luyến
                                           (1901 – 1949)
Bà người trong xã, thôn Tri Lệ. Con gái ông Phạm Thiện Khoát và bà Nguyễn Thị Chẻn. Sinh năm Tân Sửu (1901). Chuyên cần nông nghiệp. Sinh hạ trai gái năm người. Nội tướng tề gia. Trong ngoài đầy đủ. Sau Cách mạng Tháng Tám vào Hội phụ nữ cứu quốc. Tên thường gọi bà Cố Luyến. Thọ được 49 tuổi. Từ trần ngày 16 tháng 7 năm Kỉ Sửu (1949). Mộ cải táng ở nghĩa địa xứ Nương Cộ.

Sinh hạ:

1. Nguyễn Văn Lưu
Sinh ngày 10 tháng 7 năm Ất Sửu (1925).

2. Nguyễn Văn Đào
Sinh ngày 12 tháng 7 năm Canh Ngọ (1930).

3. Nguyễn Văn Hồng
Sinh ngày 12 tháng 7 năm Quí Dậu (1933).

4. Nguyễn Thị Trường
Sinh ngày 10 tháng 8 năm Đinh Sửu (1937). Lấy chồng người trong xã, thôn Tây Kênh. Con trai ông Nguyễn Nhự Mực là Nguyễn Nhự Vinh.

5. Nguyễn Văn Tiêu
Sinh ngày 10 tháng 8 năm Quí Mùi (1943).

Ông Nguyễn Văn Lưu là anh cả có ghi những người em đã mất:

1. Nguyễn Văn Hỉ

2. Nguyễn Văn Lợi

3. Nguyễn Thị Đỏ

4. Nguyễn Thị Tỉ


NGUYỄN VĂN LƯU

15) Thập ngũ thế tổ khảo tiền Cán bộ Đảng viên viên chức, Hưu trí thăng hương đình Thọ lão, Chính phủ tặng thưởng Huân chương kháng chiến hạng nhất Nguyễn mạnh công phủ quân.
Tên húy:                           Nguyễn Văn Lưu
Tên gọi:                              ông Cố Luyến
                                           (1925 – 1999)
Ông là con trai đầu ông Nguyễn Văn Hoạt và bà Phạm Thị Bút. Sinh ngày 10 tháng 7 năm Ất Sửu (1925). Lúc niên thiểu học trường vở lòng Việt Pháp. Cách mạng Tháng Tám thành công, giữ các chức vụ Giáo viên bình dân học vụ, Bí thư Đoàn xã thanh niên cứu quốc, Thường vụ Huyện đoàn thanh niên Can Lộc, Chấp hành huyện ủy Thạch Hà, Cán bộ kiểm tra tỉnh ủy Hà Tĩnh, Cán bộ công an Liên khu Bốn. Cán bộ cưỡng ép di cư công giáo vào Nam huyện Thanh Chương tỉnh Nghệ An, Cán bộ sửa sai cải cách ruộng đất tỉnh Hà Tĩnh, Cán bộ ủy ban huyện Thạch Hà, giữ chức vụ Trưởng phòng thương nghiệp. Tuổi già, sức yếu nhà nước cho về nghỉ hưu. Nhưng Chi bộ Đảng vẫn tín nhiệm bầu làm Bí thư chi bộ, xã viên Hợp tác xã bầu làm Đội trưởng Đội sản xuất.
Hơn bốn mươi năm phục vụ cho Đảng, cho dân được Đảng, Chính phủ tặng thưởng Huy hiệu bốn mươi năm tuổi Đảng, Huy chương kháng chiến chống Pháp hạng nhất, Huân chương kháng chiến chống Mĩ hạng nhất.
Lấy vợ người trong huyện, xã Phù Việt là bà Nguyễn Thị Liên. Sinh hạ trai gái 7 người. Tên thường gọi ông Cố Luyến. Thọ được 75 tuổi. Từ trần ngày 10 tháng 2 năm Kỉ Mão (1999). Mộ táng ở tỉnh Hà Tây.
         
Thập ngũ thế tổ tỉ tiền thừa phu chức, Nguyễn chính thất, Nguyễn thị nhụ nhân.
Tên húy:                           Nguyễn Thị Liên
Tên gọi:                               Bà Cố Luyến
                                           (1929 – 2006)
Bà người trong huyện, xã Phù Việt. Sinh ngày 20 tháng 6 năm Kỉ Tị (1929). Tư chất thuần mĩ. Khuôn phép nết na. Ôn từ hiếu thuận. Bà người dâu trưởng. Không sự tranh đấu. Trên dưới thuận hòa. Chuyên cần nông nghiệp. Tiết kiệm ăn tiêu. Chồng thì làm cán bộ cho nhà nước. Bà ở nhà nuôi con ăn học, đứa thì cử nhân, đứa thì thạc sĩ. Mặc dầu công tác gia đình bận rộn, bà vẫn tham gia công tác xã hội đầy đủ. Làm cán bộ Ban chấp hành phụ nữ thôn. Trung đội trưởng nữ dân quân du kích. Năm 1949 được kết nạp vào Đảng Cộng sản Đông Dương. Trong cuộc kháng chiến chống Mĩ cứu nước được Hội phụ nữ tặng danh hiệu phụ nữ ba đảm đang. Hợp tác xã tặng danh hiệu xã viên Hai giỏi. Hội đồng Bộ trưởng nhà nước tặng Bằng khen. Sinh hạ trai gái 7 người. Tên thường gọi bà Cố Luyến. Thọ được 78 tuổi. Từ trần ngày 4 tháng 7 năm Bính Tuất (2006). Mộ táng ở tỉnh Hà Tây.


Sinh hạ:

1. Nguyễn Thị Cháu
Mất sớm.

2. Nguyễn Văn Linh
Sinh ngày 16 tháng 5 năm Quí Tị (1953).

3. Nguyễn Thị Cúc
Sinh ngày 14 tháng 9 năm Đinh Dậu (1957). Tốt nghiệp tú tài. Lấy chồng người trong xã, thôn Đông Kênh. Con trai thứ hai ông Hồ Thiên Lí là Hồ Thiên Huy. Sinh hạ Hồ Anh Tuấn, Hồ Anh Minh.

4. Nguyễn Văn Long
Sinh ngày 24 tháng 4 năm Nhâm Dần (1962). Học trường Đại học Nông nghiệp I Hà Nội mới được bốn năm thì bị bệnh hiểm nghèo, không thi được tốt nghiệp. Hưởng dương 25 tuổi. Từ trần ngày 8 tháng 4 năm Bính Dần (1986). Mộ táng ở nghĩa địa xứ Nương Cộ.

5. Nguyễn Thị Hoa
Sinh ngày 12 tháng 2 năm Ất Tị (1965). Lấy chồng người tỉnh Nghệ An, huyện Nam Đàn, xã Vân Diên. Con trai ông Nguyễn Quang Thới là Nguyễn Quang Hoàng.

6. Nguyễn Văn Lành
Mất sớm.

7. Nguyễn Thị Sen
Sinh ngày 26 tháng 9 năm Quí Sửu (1973).


NGUYỄN VĂN LINH

16) Thập lục thế tổ khảo
Tên húy:                           Nguyễn Văn Linh
Tên gọi:                                        
                                           (1953 –       )
Ông là con trai đầu ông Nguyễn Văn Lưu và bà Nguyễn Thị Liên. Sinh ngày 16 tháng 5 năm Quí Tị (1953).

Thập lục thế tổ tỉ
Tên húy:                            Nguyễn Thị Nga
Tên gọi:                                        
                                            (1959 –      )
Bà người tỉnh Nghệ An, huyện Đô Lương, xã Ngọc Sơn. Sinh ngày 28 tháng 10 năm Kỉ Hợi (1959).

Sinh hạ:


1. Nguyễn Thị Vân
Sinh ngày 18 tháng 7 năm Kỉ Tị (1989).

2. Nguyễn Thị Ngân
Sinh ngày ... tháng 4 năm Đinh Sửu (1997).



NGUYỄN VĂN ĐÀO

15) Thập ngũ thế tổ khảo tiền Cán bộ Đảng viên viên chức Hưu trí, thăng hương đình Kì lão, Chính phủ tặng thưởng Huân chương kháng chiến hạng nhất, Nguyễn trọng công thụy chất trực phủ quân.
Tên húy:                           Nguyễn Văn Đào
Tên gọi:                                ông Cố Lân
                                           (1930 – 1991)
Ông là con trai thứ hai ông Nguyễn Văn Hoạt và bà Phạm Thị Bút. Sinh ngày 12 tháng 7 năm Canh Ngọ (1930). Tính tình thuần hậu. Tư chất minh mẫn. Tác phong giản dị. Chuyên cần nông nghiệp. Cách mạng Tháng Tám thành công tham gia sinh hoạt các đoàn thể. Làm công tác gì cũng tích cực tận tụy, được cấp trên khen ngợi. Năm 1948 được kết nạp vào Đảng Cộng sản Đông Dương. Giữ các chức vụ Bí thư chi đoàn thanh niên, Xóm đội trưởng dân quân, Bí thư chi bộ đảng, Trưởng ban thuế xóm, Chủ nhiệm Hợp tác xã Nam Kênh. Năm 1962 cấp trên điều lên làm cán bộ lương thực Thạch Hà, rồi chuyển lên làm cán bộ ngoại thương tỉnh Hà Tĩnh, công tác tại nước Lào. Đến tuổi già nhà nước cho về nghỉ hưu. Chính phủ tặng thưởng Huy chương kháng chiến chống Pháp hạng nhất, Huân chương kháng chiến chống Mĩ hạng nhất.
Lấy vợ người trong thôn. Con gái đầu ông Nguyễn Trác Tùng và bà Mai Thị Đa là Nguyễn Thị Tàng. Sinh hạ trai gái 6 người. Tên thường gọi ông Cố Lân. Thọ được 62 tuổi. Từ trần ngày 2 tháng 8 năm Tân Mùi (1991). Mộ táng ở nghĩa địa xứ Nương Cộ.
         
Thập ngũ thế tổ tỉ tiền thừa phu chức, Nguyễn chính thất, Nguyễn thị hàng nhất nhụ nhân.
Tên húy:                           Nguyễn Thị Tàng
Tên gọi:                                 Bà Cố Lân
                                           (1930 – 2006)
Bà người trong thôn. Con gái đầu ông Nguyễn Trác Tùng và bà Mai Thị Đa. Sinh năm Canh Ngọ (1930). Hiền từ đức độ. Siêng năng cần mẫn. Giữ nếp gia phong. Trên kính dưới nhường. Thương chị mến em. Được làng được xóm. Hơn hai mươi năm trời chồng đi làm cán bộ cho nhà nước. Bà ở nhà nuôi con dạy cháu đến nơi đến chốn. Công tác gia đình bề bộn. Bà vẫn tham gia công tác xã hội đầy đủ. Hội phụ nữ tặng danh hiệu phụ nữ ba đảm đang. Hợp tác xã tặng danh hiệu xã viên hai giỏi. Trong cuộc kháng chiến chống Mĩ cứu nước được Hội đồng Bộ trưởng nhà nước tặng thưởng Bằng khen. Sinh hạ trai gái 6 người. Trai thành cửa, gái thành nhà. Nam thành thất, nữ thành gia. Tên thường gọi bà Cố Lân. Thọ được 77 tuổi. Từ trần ngày 21 tháng 4 năm Bính Tuất (2006). Mộ táng ở nghĩa địa xứ Nương Cộ.


Sinh hạ:

1. Nguyễn Văn Lân
Sinh ngày 25 tháng 11 năm Quí Tị (1953).

2. Nguyễn Văn Lí
Sinh ngày 17 tháng 11 năm Bính Thân (1956).

3. Nguyễn Văn Mận
Sinh ngày 17 tháng 12 năm Kỉ Hợi (1959).

4. Nguyễn Thị Liệu
Sinh ngày 27 tháng giêng năm Giáp Thìn (1964). Lấy chồng người tỉnh Bình Thuận. Sinh hạ một người con gái Nguyễn Thị Thảo.

5. Nguyễn Văn Lộc
Sinh ngày 6 tháng 7 năm Bính Ngọ (1966).

6. Nguyễn Văn Lan
Mất sớm.



NGUYỄN VĂN LÂN

16) Thập lục thế tổ khảo
Tên húy:                            Nguyễn Văn Lân
Tên gọi:                                  Ông Lân
                                           (1953 –       )
Ông là con trai đầu ông Nguyễn Văn Đào và bà Nguyễn Thị Tàng. Sinh ngày 25 tháng 11 năm Quí Tị (1953).

Thập lục thế tổ tỉ tiền thừa phu chức, Nguyễn chính thất Nguyễn thị hàng tam hiệu từ thuận nhụ nhân.
Tên húy:                           Nguyễn Thị Hiệu
Tên gọi:                                   Bà Hiệu
                                          (1959 –  1995)
Bà người trong thôn. Con gái thứ hai ông Nguyễn Văn Nậy và bà Trần Thị Xin. Sinh năm Kỉ Hợi (1959). Tính tình điềm đạm. Hiền từ đức độ. Ăn ở thủy chung. Học tốt nghiệp trường phổ thông trung học. Bà là người dâu cả trong gia đình. Kính trên nhường dưới. Thương chị mến em. Bà bảo đảm công tác gia đình cho chồng hoạt động công tác xã hội. Nội tướng tề gia. Trong ngoài đầy đủ. Hội phụ nữ tặng danh hiệu phụ nữ ba đảm đang. Hợp tác xã tặng danh hiệu xã viên Hai giỏi. Sinh hạ trai gái 5 người. Tên thường gọi bà Hiệu. Hưởng dương 37 tuổi. Từ trần ngày 13 tháng 11 năm Ất Hợi (1995). Mộ táng ở nghĩa địa xứ Nương Cộ.

Thập lục thế tổ tỉ
Tên húy:                                   Nguyễn Thị Thiết
Tên gọi:                                              Bà Thiết
Bà người trong xã, thôn Đông Kênh. Con gái ông Nguyễn Duy Vi.

Sinh hạ:

1. Nguyễn Văn Chương
Sinh ngày 29 tháng 6 năm Mậu Ngọ (1978).

2. Nguyễn Thị Hiền
Sinh ngày 10 tháng 5 năm Tân Dậu (1981). Lấy chồng người tỉnh Hà Nam. Con trai ông Vũ Văn Thanh và bà Nguyễn Thị Lộ là Vũ Văn Thành. Sinh hạ Vũ Tuấn Anh.

3. Nguyễn Văn Chinh
Sinh ngày 16 tháng 11 năm Ất Sửu (1985).

4. Nguyễn Thị Nguyệt
Sinh ngày 16 tháng 8 năm Mậu Thìn (1988).

5. Nguyễn Thị Nga
Sinh ngày 30 tháng 8 năm Tân Mùi (1991).

6. Nguyễn Thị Thắm
Mất sớm.

7. Nguyễn Văn Hoàng
Sinh ngày 17 tháng 2 năm Kỉ Mão (1999).


NGUYỄN VĂN CHƯƠNG

17) Thập thất thế tổ khảo
Tên húy:                        Nguyễn Văn Chương
Tên gọi:                                          
                                           (1978 –       )
Ông là con trai đầu ông Nguyễn Văn Lân và bà Nguyễn Thị Hiệu. Sinh ngày 29 tháng 6 năm Mậu Ngọ (1978).


 Thập thất thế tổ tỉ
Tên húy:                         Nguyễn Thị Trường
Tên gọi:
                                           (1982 –       )
Bà người tỉnh Bình Thuận. Con gái ông Nguyễn Văn Chức. Sinh ngày 12 tháng 4 năm Nhâm Tuất (1982).


Sinh hạ:

1. Nguyễn Thị Thương
Sinh ngày 1 tháng 6 năm Bính Tuất (2006).




NGUYỄN VĂN LÍ

16) Thập lục thế tổ khảo tiền Quốc chánh công nhân Nguyễn trọng công phủ quân.
Tên húy:                             Nguyễn Văn Lí
Tên gọi:                                   Ông Lí
                                           (1956 – 2007)
Ông là con trai thứ hai ông Nguyễn Văn Đào và bà Nguyễn Thị Tàng. Sinh ngày 17 tháng 11 năm Bính Thân (1956). Lúc niên thiểu học tốt nghiệp trường phổ thông cơ sở. Lớn lên đi công nhân gạch ngói huyện Đức Thọ. Lấy vợ người trong huyện, xã Thạch Châu. Con gái ông Nguyễn Hoàn là Nguyễn Thị Thanh. Sinh hạ 3 người con trai. Tên thường gọi ông Lí. Thọ được 52 tuổi. Từ trần ngày 10 tháng 11 năm Đinh Hợi (2007). Mộ táng ở nghĩa địa xứ Nương Cộ.

  Thập lục thế tổ tỷ
Tên húy:                          Nguyễn Thị Thanh
Tên gọi:                                  Bà Thanh
                                            (1956 –     )
Bà người trong huyện, xã Thạch Châu. Con gái ông Nguyễn Hoàn. Sinh năm Bính Thân (1956).

Sinh hạ:

1. Nguyễn Văn Thiên
Sinh ngày 7 tháng 2 năm Ất Sửu (1985).

2. Nguyễn Văn Thu
Sinh ngày 20 tháng 10 năm Bính Dần (1986).

3. Nguyễn Văn Thắng
Sinh ngày 20 tháng 4 năm Kỉ Tị (1989).



NGUYỄN VĂN MẬN

16) Thập lục thế tổ khảo tiền Quốc chánh công nhân Nguyễn trọng công phủ quân.
Tên húy:                           Nguyễn Văn Mận
Tên gọi:                                  Ông Mận
                                           (1959 – 2009)
Ông là con trai thứ ba ông Nguyễn Văn Đào và bà Nguyễn Thị Tàng. Sinh ngày 17 tháng 12 năm Kỉ Hợi (1959). Lúc niên thiểu học tốt nghiệp trường phổ thông cơ sở. Lớn lên đi công nhân cầu đường tỉnh Hà Tĩnh. Lấy vợ người trong xã, thôn Tây Kênh. Con gái ông Nguyễn Nhự Thắc là Nguyễn Thị Dần. Sinh hạ trai gái 4 người. Tên thường gọi ông Mận. Thọ được 51 tuổi. Từ trần ngày 21 tháng 7 năm Kỉ Sửu (2009). Mộ táng ở nghĩa địa xứ Nương Cộ.

Thập lục thế tổ tỷ
Tên húy:                            Nguyễn Thị Dần
Tên gọi:                                   Bà Dần
                                            (1959 –     )
Bà người trong xã, thôn Tây Kênh. Con gái ông Nguyễn Nhự Thắc. Sinh ngày 9 tháng 9 năm Kỉ Hợi (1959).

Sinh hạ:

1. Nguyễn Thị Hoa
Sinh ngày 2 tháng 9 năm Ất Sửu (1985). Lấy chồng người trong thôn. Con trai ông Nguyễn Bá Hồng và bà Nguyễn Thị Huệ là Nguyễn Bá Quân.

2. Nguyễn Thị Phương
Sinh ngày 4 tháng 8 năm Mậu Thìn (1988).

3. Nguyễn Văn Hoàng
Sinh ngày 2 tháng 2 năm Canh Ngọ (1990).

4. Nguyễn Văn Huy
Sinh ngày 10 tháng 12 năm Giáp Tuất (1994).



NGUYỄN VĂN LỘC

16) Thập lục thế tổ khảo
Tên húy:                           Nguyễn Văn Lộc
Tên gọi:                                  Ông Lộc
                                             (1966 –   )
Ông là con trai thứ tư ông Nguyễn Văn Đào và bà Nguyễn Thị Tàng. Sinh ngày 6 tháng 7 năm Bính Ngọ (1966).

 Thập lục thế tổ tỷ
Tên húy:                            Nguyễn Thị Liên
Tên gọi:                                   Bà Liên
                                            (1967 –     )
Bà người trong thôn. Con gái ông Nguyễn Đình Kì và bà Từ Thị Mại. Sinh ngày 10 tháng 2 năm Đinh Mùi (1967).

Sinh hạ:

1. Nguyễn Thị Thuận
Sinh ngày 15 tháng 5 năm Nhâm Thân (1992).

2. Nguyễn Văn Hòa
Sinh ngày 4 tháng 5 năm Kỉ Mão (1999).

3. Nguyễn Văn Bình
Sinh ngày 4 tháng 4 năm Ất Dậu (2005).



NGUYỄN VĂN HỒNG

15) Thập ngũ thế tổ khảo tiền Quốc chánh công nhân Hưu trí thăng hương đình Thọ lão, Chính phủ tặng thưởng Huân chương kháng chiến hạng ba Nguyễn trọng công phủ quân.
Tên húy:                          Nguyễn Văn Hồng
Tên gọi:                                 ông Cố Hà
                                           (1933 – 2000)
Ông là con trai thứ ba ông Nguyễn Văn Hoạt và bà Phạm Thị Bút. Sinh ngày 12 tháng 7 năm Quí Dậu (1933). Trung trực thẳng thắn. Chuyên cần nông nghiệp. Siêng năng cần mẫn. Tích cực tận tụy. Không quản công nặng việc nhẹ đều làm đến nơi đến chốn. Điều ăn lẽ ở trong họ trong làng ai cũng mến phục. Lớn lên tham gia sinh hoạt Đoàn thanh niên, Đội dân quân du kích, rồi đi công nhân công ti xi măng Hà Tĩnh được mười năm. Sau chuyển sang bảo vệ bệnh viện Thạch Hà gần 20 năm. Tuổi già sức yếu nhà nước cho về nghỉ hưu. Chính phủ tặng thưởng Huân chương kháng chiến chống Mĩ hạng ba. Lấy vợ người trong thôn. Con gái thứ hai ông Nguyễn Trác Bàn và bà kế thất Từ Thị Xi là Nguyễn Thị Chút. Sinh hạ trai gái 5 người. Tên thường gọi ông Cố Hà. Thọ được 68 tuổi. Từ trần ngày 26 tháng 10 năm Canh Thìn (2000). Mộ táng ở nghĩa địa xứ Nương Cộ.
         
Thập ngũ thế tổ tỉ tiền thừa phu chức, Nguyễn chính thất, Nguyễn thị hàng nhị nhụ nhân.
Tên húy:                           Nguyễn Thị Chút
Tên gọi:                                 Bà Cố Hà
                                           (1937 – 2008)
Bà người trong thôn. Con gái thứ hai ông Nguyễn Trác Bàn và bà kế thất Từ Thị Xi. Sinh năm Đinh Sửu (1937). Hiền từ đức độ. Chuyên cần nông nghiệp. Sinh hạ trai gái 5 người. Tên thường gọi bà Cố Hà. Thọ được 72 tuổi. Từ trần ngày 14 tháng 10 năm Mậu Tí (2008). Mộ táng ở nghĩa địa xứ Nương Cộ.


Sinh hạ:

1. Nguyễn Thị Hà
Sinh ngày 19 tháng 5 năm Giáp Thìn (1964). Lấy chồng người trong thôn. Con trai thứ tư ông Mai Hữu Tại và bà Bùi Thị Khích là Mai Hữu Hải.

2. Nguyễn Thị Bắc
Sinh ngày 22 tháng 2 năm Đinh Mùi (1967). Lấy chồng người trong xã, thôn Đông Kênh là Đặng Sĩ Triền.

3. Nguyễn Thị Hương
Sinh ngày 22 tháng 10 năm Nhâm Tí (1972).

4. Nguyễn Văn Sơn
Sinh ngày 14 tháng 7 năm Ất Mão (1975).

5. Nguyễn Văn Hải
Sinh ngày 22 tháng 10 năm Canh Thân (1980).





NGUYỄN VĂN SƠN

16) Thập lục thế tổ khảo
Tên húy:                           Nguyễn Văn Sơn
Tên gọi:                                          
                                           (1975 –       )
Ông là con trai đầu ông Nguyễn Văn Hồng và bà Nguyễn Thị Chút. Sinh ngày 14 tháng 7 năm Ất Mão (1975).

Thập lục thế tổ tỉ
Tên húy:                            Nguyễn Thị Huệ
Tên gọi:                                        
                                            (1977 –      )
Bà người tỉnh Nghệ An, huyện Nam Đàn. Con gái ông Nguyễn Văn Tư và bà Nguyễn Thị Hồng. Sinh ngày 16 tháng 12 năm Đinh Tị (1977).

Sinh hạ:

1. Nguyễn Văn Nam
Sinh ngày 14 tháng 2 năm Giáp Thân (2004).

2. Nguyễn Thị Hương Giang
Sinh ngày 24 tháng 11 năm Mậu Tí (2008).



NGUYỄN VĂN TIÊU

15) Thập ngũ thế tổ khảo tiền Đảng viên, Ưu binh, Quốc chánh công nhân Hưu trí, Chính phủ tặng thưởng Huân chương kháng chiến hạng ba Nguyễn quí công phủ quân.
Tên húy:                           Nguyễn Văn Tiêu
Tên gọi:                                  ông Tiêu
                                           (1943 – 1990)
Ông là con trai út ông Nguyễn Văn Hoạt và bà Phạm Thị Bút. Sinh ngày 10 tháng 8 năm Quí Mùi (1943). Lúc còn nhỏ học tốt nghiệp trường phổ thông cơ sở. Lớn lên làm công nhân giao thông. Trong cuộc kháng chiến chống Mĩ cứu nước, theo tiếng gọi thiêng liêng của Tổ quốc, xung phong vào Quân đội nhân dân Việt Nam. Trong lúc chiến đấu giữa trận tiền trên bom dưới đạn, gan dạ, được kết nạp vào Đảng Cộng sản Việt Nam. Sau trở lại làm việc cho cơ quan. Đến niên hạn nhà nước cho về nghỉ hưu. Chính phủ tặng thưởng Huân chương kháng chiến chống Mĩ hạng ba. Lấy vợ người trong tỉnh, huyện Can Lộc, xã Mĩ Lộc là bà Trần Thị Chưởng. Sinh hạ trai gái 4 người. Tên thường gọi ông Tiêu. Thọ được 48 tuổi. Từ trần ngày 8 tháng giêng năm Canh Ngọ (1990). Mộ táng ở nghĩa địa xứ Nương Cộ.
         
Thập ngũ thế tổ tỉ
Tên húy:                           Trần Thị Chưởng
Tên gọi:                                Bà Chưởng
Bà người trong tỉnh, huyện Can Lộc, xã Mĩ Lộc.

Sinh hạ:

1. Nguyễn Thị Luân
Sinh ngày 14 tháng 4 năm Canh Thân (1980).

2. Nguyễn Thị Lương
Sinh ngày 17 tháng 10 năm Quí Hợi (1983).

3. Nguyễn Văn Tiền
Sinh ngày 16 tháng 10 năm Mậu Thìn (1988).

4. Nguyễn Thị Vỉ
Sinh ngày 14 tháng 9 năm Canh Ngọ (1990).



NGUYỄN VĂN KHOA

13) Thập tam thế tổ khảo tiền hương đình Thọ lão, Nguyễn quý công thụy cương trực phủ quân.
Tên húy:                          Nguyễn Văn Khoa
Tên gọi:                                ông Cố Đẩu
                                           (1885 – 1943)
Ông là con trai thứ hai ông Nguyễn Văn Toại và bà Nguyễn Thị Khanh. Sinh giờ thân ngày 5 tháng 8 năm Ất Dậu (1885). Gia đình nghèo khổ. Đi ở làm thuê. Cần cù lao động. Lấy vợ người trong xã, thôn Thượng Nguyên. Con gái đầu ông Trần Hữu Phán là Trần Thị Chế. Sinh hạ trai gái 5 người. Tên thường gọi ông Cố Đẩu. Thọ được 59 tuổi. Từ trần ngày 4 tháng giêng năm Quý Mùi (1943). Mộ cất về nghĩa địa xứ Nương Cộ.
         
Thập tam thế tổ tỉ tiền thừa phu chức, Nguyễn chính thất, Trần thị hàng nhất nhụ nhân.
Tên húy:                              Trần Thị Chế
Tên gọi:                                Bà Cố Đẩu
                                             (? – 1947)
Bà người trong xã, thôn Thượng Nguyên. Con gái đầu ông Trần Hữu Phán. Chuyên cần nông nghiệp. Đi ở làm thuê. Lao lung vất vả. Sinh hạ trai gái năm người. Tên thường gọi bà Cố Đẩu. Từ trần ngày 27 tháng giêng năm Đinh Hợi (1947). Mộ cất về nghĩa địa xứ Nương Cộ.

Sinh hạ:

1. Nguyễn Văn Đẩu
Sinh ngày 16 tháng 11 năm Giáp Dần (1914).

2. Nguyễn Văn Vựng
Sinh năm Canh Thân (1920). Hưởng được 23 tuổi. Từ trần ngày 4 tháng 6 năm Nhâm Ngọ (1942). Mộ táng ở nghĩa địa xứ Nương Cộ.

3. Nguyễn Văn Lâu
Sinh ngày 7 tháng 8 năm Mậu Thìn (1928).

4. Nguyễn Văn Đỏ
Mất sớm. Mộ táng ở xứ Sác Đầm.

5. Nguyễn Thị Út
Hưởng 1 tuổi. Mộ táng ở xứ Sác Đầm.



NGUYỄN VĂN ĐẨU

14) Thập tứ thế tổ khảo tiền Cán bộ thăng hương đình di lão, Nguyễn mạnh công phủ quân.
Tên húy:                           Nguyễn Văn Đẩu
Tên gọi:                               ông Cố Sâm
                                           (1914 – 2005)
Ông là con trai đầu ông Nguyễn Văn Khoa và bà Trần Thị Chế. Sinh ngày 16 tháng 11 năm Giáp Dần (1914). Gia đình nghèo khổ. Đi ở làm thuê. Cần cù lao động. Tư chất minh mẫn. Trí tuệ thông minh. Cách mạng tháng Tám thành công, sớm giác ngộ tham gia Hội nông dân cứu quốc, làm tổ trưởng, rồi làm công an xóm. Trong hai cuộc kháng chiến chống Pháp và chống Mĩ đi hai khóa dân công hỏa tuyến dài ngày, làm Trung đội trưởng. Được Chính phủ tặng thưởng Bằng khen. Lấy vợ người trong huyện, xã Thạch Minh là Phan Thị Thi. Sinh hạ trai gái 5 người. Tên thường gọi ông Cố Sâm. Thọ được 92 tuổi. Từ trần ngày 5 tháng 3 năm Ất Dậu (2005). Mộ táng ở nghĩa địa xứ Nương Cộ.

Thập tứ thế tổ tỉ tiền thừa phu chức, Nguyễn chính thất Phan thị nhụ nhân.
Tên húy:                              Phan Thị Thi
Tên gọi:                                Bà Cố Sâm
                                           (1920 – 1993)
Bà người trong huyện, xã Thạch Minh. Sinh năm Canh Thân (1920). Gia đình nghèo khổ. Đi ở làm thuê. Chuyên cần nông nghiệp. Sinh hạ trai gái 5 người. Trai thành cửa, gái thành nhà. Nam thành thất, nữ thành gia. Tên thường gọi bà Cố Sâm. Thọ được 74 tuổi. Từ trần giờ thìn ngày 13 tháng 10 năm Quí Dậu (1993). Mộ táng ở nghĩa địa xứ Nương Cộ.



Sinh hạ:

1. Nguyễn Thị Sâm
Sinh ngày 3 tháng 5 năm Mậu Tí (1948). Học tốt nghiệp trường phổ thông cơ sở. Lấy chồng người trong xã, thôn Đông Kênh. Con trai thứ hai Cố Thủy là Đặng Sĩ Đàm. Sinh hạ Đặng Sĩ Dũng, Đặng Sĩ Quí, Đặng Thị Anh.

2. Nguyễn Thị Nhung
Sinh ngày 4 tháng 6 năm Nhâm Thìn (1952). Lấy chồng người trong xã, thôn Tây Kênh. Con trai ông Phạm Thiện Dư và bà Nguyễn Thị Hịch là Phạm Thiện Lĩnh. Sinh hạ Phạm Thiện Hương, Phạm Thiện Bình, Phạm Thiện Đức.

3. Nguyễn Thị Cúc
Sinh ngày 9 tháng 9 năm Ất Mùi (1955). Lấy chồng người trong xã, thôn Đông Kênh. Con trai ông Trần Hữu Thích là Trần Hữu Phương. Sinh hạ Trần Hữu Nam, Trần Hữu Đức, Trần Hữu Hùng.

4. Nguyễn Thị Đỏ
Mất sớm.

5. Nguyễn Văn Kì
Sinh ngày 28 tháng 6 năm Canh Tí (1960).


NGUYỄN VĂN KÌ

15) Thập ngũ thế tổ khảo
Tên húy:                            Nguyễn Văn Kì
Tên gọi:                                        
                                            (1960 –     )
Ông là con trai ông Nguyễn Văn Đẩu và bà Phan Thị Thi. Sinh ngày 28 tháng 6 năm Canh Tí (1960). Lấy vợ người trong xã, thôn Đông Kênh. Con gái ông Đặng Sĩ Lịch là Đặng Thị Hoa.    
 
Thập ngũ thế tổ tỉ
Tên húy:                             Đặng Thị Hoa
Tên gọi:                                        
                                             (1965 –    )
Bà người trong xã, thôn Đông Kênh. Con gái ông Đặng Sĩ Lịch. Sinh ngày 20 tháng 10 năm Ất Tị (1965).

Sinh hạ:

1. Nguyễn Thị Thanh
Sinh ngày 23 tháng 5 năm Ất Sửu (1985).

2. Nguyễn Thị Bình
Sinh ngày 3 tháng 10 năm Kỉ Tị (1989).

3. Nguyễn Văn Thái
Sinh ngày 2 tháng 12 năm Nhâm Thân (1992).

4. Nguyễn Văn Thành
Sinh ngày 10 tháng 7 năm Giáp Tuất (1994).

5. Nguyễn Thị Hồng
Sinh ngày 10 tháng 7 năm Bính Tí (1996).



NGUYỄN VĂN LÂU

14) Thập tứ thế tổ thúc khảo tiền Quốc chánh công nhân thăng hương đình Thọ lão Nguyễn quí công phủ quân.
Tên húy:                            Nguyễn Văn Lâu
Tên gọi:                                ông Cố Lâu
                                           (1928 – 1994)
Ông là con trai thứ ba ông Nguyễn Văn Khoa và bà Trần Thị Chế. Sinh ngày 7 tháng 8 năm Mậu Thìn (1928). Gia đình nghèo khổ. Cha mẹ mất sớm. Ở cùng anh chị. Cách mạng tháng Tám thành công, đi công nhân lâm nghiệp cho nhà nước. Ông rất khéo tay, làm một việc gì nào mộc, nào đan rất đẹp. Tên thường gọi Ông Cố Lâu. Thọ được 67 tuổi. Từ trần ngày 20 tháng 12 năm Giáp Tuất (1994). Mộ táng ở nghĩa địa xứ Nương Cộ.



NGUYỄN VĂN MỸ

(Phạp tự)


12) Thập nhị thế tổ thúc khảo tiền minh võ vệ cửu đội ngụ trưởng, Nguyễn quý công thụy thuần hậu phủ quân.
Tên húy:                              Nguyễn Văn Mĩ
Tên gọi:                                ông Cố Lượng
                                           (1852 – 1908)
Ông là con trai thứ ba ông Nguyễn Văn Tứ và bà Nguyễn Thị Lương. Sinh năm Nhâm Tý (1852). Lớn lên theo việc binh sự, được cấp bằng Ngụ trưởng. Lấy vợ người trong xã, thôn Chi Lưu. Con gái ông Phạm Chuyết và bà Từ Thị Thân là Phạm Thị Cần. Sinh hạ trai gái 5 người.Tên thường gọi ông Cố Lượng. Thọ được 57 tuổi. Từ trần giờ thìn ngày 17 tháng 7 năm Mậu Thân (1908). Mộ táng ở xứ Nương Cộ.

Thập nhị thế tổ thúc tỉ tiền thừa phu chức Nguyễn chính thất, Phạm thị nhụ nhân.
Tên húy:                             Phạm Thị Cần
Tên gọi:                               bà Cố Lượng
                                           (1867 – 1940)
Bà người trong xã, thôn Chi Lưu. Con gái ông Phạm Thuyết và bà Từ Thị Thân. Sinh năm Đinh Mão (1867). Chuyên cần nông nghiệp. Sinh hạ trai gái 5 người. Tên thường gọi bà Cố Lượng. Thọ được 74 tuổi. Từ trần ngày 28 tháng 5 năm Canh Thìn (1940). Mộ cất về nghĩa địa xứ Nương Cộ.



Sinh hạ:

1. Nguyễn Thị Nghị
Sinh ngày 13 tháng 10 năm Mậu Tý (1888). Lấy chồng người trong xã, thôn Tri Lệ. Con trai ông Phan Đinh Ngàn là Phan Đình Đang.

2. Nguyễn Văn Thị
Sinh giờ thìn ngày 22 tháng 7 năm Quý Tị (1893). Lấy vợ người trong xã, thôn Chi Lưu là Đinh Thị Thanh.

3. Nguyễn Thị Tỉu
Sinh giờ dần ngày 28 tháng 8 năm Đinh Dậu (1897). Lấy chồng người tỉnh Nghệ An. Cư trú ở trong thôn là Nguyễn Văn Bè. Sinh hạ Nguyễn Văn Vụ, Nguyễn Thị Chút.

4. Nguyễn Thị Thẩn
Sinh giờ tuất ngày 28 tháng 11 năm Tân Sửu (1901). Lấy chồng người trong xã, thôn Tri Lệ. Con trai thứ hai ông Phạm Thiện Khoát là Phạm Thiện Tân. Sinh hạ Phạm Thiện Ái, Phạm Thiện Thuận.

5. Nguyễn Thị Nghi
Sinh giờ  mùi ngày 20 tháng 6 năm Đinh Mùi (1907). Lấy chồng người trong xã, thôn Thượng Nguyên là ông Trần Hữu Tại.



No comments:

Post a Comment