ĐÌNH LÀNG TRÍ NANG
“Cây đa, bến nước, sân đình,
Đi mô quên được nghĩa tình quê hương”
1. Kiến trúc Đình làng Trí Nang trước đây
Đình Làng Trí Nang tọa lạc tại làng Trí Nang xã Cổ Kênh, nay là thôn Trí Nang xã Thạch Kênh huyện Thạch Hà tỉnh Hà Tĩnh.
Đình được xây dựng từ xa xưa, hàng mấy trăm năm rồi. Trước đây đình làm
bằng gỗ, lợp tranh.
Năm Mậu Dần (1938), dân làm lại, xây tường, lợp ngói âm dương. Đình có ba
gian, hai nghè trùng diêm, chiều dài 10 mét, chiều rộng 3 mét. Diện tích trong
lòng 80 m2.
Đình làng làm theo kiểu tứ trụ, sáu cột cái, tám cột con. Cột cái cao 14
thước. Cột, đàng hạ, xà gồ, rui mèn, 12 cánh cửa pha nô đều bằng gỗ lim cả.
Gian giữa có hai đầu rồng hai bên chầu lại. Nền lát bằng gạch hoa. Gian giữa có
hai bàn thờ, một tọa hương án sơn son thiếp vàng. Trên tọa hương án có bộ thất
sự bằng đồng, gồm một lư hương, hai cọc sáp, hai cọc đèn, hai con hạc do Hội
buôn muối dân làng cúng.
Hai gian hai bên có sáu bàn thờ bằng gỗ lim, mỗi bàn dài 2 mét, rộng 1,4
mét do Hội người dân trong làng đi Lào về cúng.
Hai lư hương, tám mâm ống, ba mâm thiên tự, mười mâm chè, mười cọc sáp,
mười cọc đèn, cơi ăn trầu, chén uống nước, chén uống rượu tiện bằng gỗ mít sơn
son thiếp vàng do Cố Liêu, Cố Đội Chế, Cố Hiên, Cố Mại, Cố Cựu Đẩu, Cố Thân
cúng.
Áo mão rước thần 12 bộ do ông Binh Chung, Binh Dự cúng.
Cờ đại một cây, cờ vuông hai mươi cây do ông Cháu Thông làm ở Sở Bưu điện
Thành phố Huế về cúng.
Hai cây tàn vàng, hai cây lọng đỏ do Cố Nghĩa Pha, Cố Nghĩa Xứ cúng.
Một trống lớn, hai trống con, một chiêng, hai đôi nạo bạt do các ông Sinh
đồ, Viên mục cúng.
Sân đình làng chiều dài theo đình 10 mét, chiều rộng 7 mét. Diện tích 70
m2. Hai bên có hai cây đa cổ thụ. Cây to cành lá sum suê, xanh tốt.
Diện tích khu đất của đình làng là 6 sào (3000 m2).
Bốn cột trước cửa đình có hai câu đối chữ Hán. Đình cao ráo, đẹp đẽ, mát
mẻ, phong cảnh hữu tình, nên thơ.
Đình làng Trí Nang được làm không phải từ tiền của dân đóng góp, mà từ
tiền bán các chức sắc.
Nghĩa dân:
|
3 ông, mỗi ông 200 quan
|
600
quan
|
Sinh đồ:
|
20 ông, mỗi ông 60 quan
|
1200 quan
|
Viên mục:
|
52 ông, mỗi ông 20 quan
|
1040
quan
|
Hào trưởng:
|
10 ông, mỗi ông 15 quan
|
150
quan
|
Sắc mục:
|
20 ông, mỗi ông 10 quan
|
200
quan
|
Cộng:
|
3190 quan
|
2. Các vị thần được thờ cúng trong đình
Các vị thần dân làng Trí Nang thờ trong đình:
a) Ba vị thần Triều Nhà Lí:
– Thượng thượng đẳng thần Không Lộ đại pháp thiền sư tặng phong Đại
Giác Địch Tuệ Viên Tinh Đoan Túc Dực Bảo Trung Hưng linh phù gia phong Quang Y
tôn thần.
– Thượng thượng đẳng thần Giác Hải đại pháp thiền sư tặng phong Xung Tuệ
Trừng Tịnh Viên Tinh Đoan túc Dực bảo Trung hưng linh phù gia phong Quang Y tôn
thần.
– Thượng thượng đẳng thần Minh Không đại pháp thiền sư tặng phong Linh
Tuệ Viên Thông Diệu Cảm Đoan túc Dực bảo Trung hưng linh phù gia phong Trác Vị
tôn thần.
b) Ba vị thần Triều Nhà Trần:
–
Thượng thượng đẳng thần Tam Lạng Hàn Thông Dương Lâm Trợ Thuận Đại Vương Gia
phong Diệu hóa Hiển phù Chiêu cảm Trừng trạm Linh ứng Dực bảo Trung hưng Linh
phù Trai tịnh Hoạnh nạp tôn thần.
– Thượng thượng đẳng thần Tam Lang Quí Thông Hoằng Công Kiến Nghiệp Đại
Vương Gia Phong Diệu hóa Hiển phù Chiêu cảm Trừng trạm Linh ứng Dực bảo Trung
hưng Linh phù Trai tịnh Hoạnh nạp tôn thần.
– Thượng thượng đẳng thần Tam Lang Dũng Thông Thùy Linh Tích Cổ Đại
Vương Gia Phong Diệu hóa Hiển phù Chiêu cảm Trừng trạm Linh ứng Dực bảo Trung
hưng Linh phù Trai tịnh Hoạnh nạp tôn thần.
c) Hai vị thần Triều Nhà Lê:
– Lê Triều Nhâm Tuất khoa Đệ Nhị Giáp Chánh Tiến sĩ thăng Binh bộ
Thượng Thư, Nguyễn tướng công Đoan túc Dực bảo Trung hưng linh phù gia phong
Trung đẳng tôn thần.
Tên húy: Nguyễn
Hộc
Sinh năm Nhâm
Thìn (1412). Không rõ năm mất.
Ông người trong
xã. Đậu Đệ Nhị giáp Chánh Tiến sĩ khoa Nhâm Tuất (1442) đời vua Lê Thái Tông,
niên hiệu Đại Bảo năm thứ ba là khoa thi Tiến sĩ đầu tiên của triều Nhà Lê. Ông
làm quan Thượng thư Bộ Binh kiêm Hàn lâm Viện học sĩ tước Hầu. Hiện tên ông có
ở bia số I tại Văn miếu Quốc tử giám Thăng Long (Hà Nội). Bia dựng ngày 15
tháng 8 niên hiệu Hồng Đức thứ 15 (1484).
– Lê triều Quí Dậu khoa Đệ Tam giáp Chánh Tiến sĩ xuất thân Nguyễn
tướng công Đoan túc Dực bảo Trung hưng linh phù gia phong Trung đẳng tôn thần.
Tên húy: Nguyễn
Tôn Khiêm
Ông người trong tổng,
đậu Đệ tam giáp Chánh Tiến sĩ khoa Quí Dậu (1453) đời vua Lê Nhân Tông niên
hiệu Đại Hòa năm thứ 11 là khoa thi Tiến sĩ năm thứ ba của triều Nhà Lê (25 vị
đậu Tiến sĩ). Nhưng bia khoa này bị mất, không còn.
d) Hai vị Thần tổ hai họ:
– Lê triều thần sách quân Dinh Minh võ vệ Lục đội Cai đội tòng quân
thăng Quan quản suất Bát đội tăng Tài hầu Thiên hộ chức Nguyễn tướng công.
Tên húy: Nguyễn Phúc Độ
Ông đi lính đời
vua Lê Thái Tổ, đánh quân Minh. Trung thành nhất điểm. Hiếu nghĩa vẹn toàn. Tử
trận tại Trào Khẩu, Hưng Nguyên, Nghệ An ngày 12 tháng 3 năm Ất Tị (1425).
– Nguyễn triều Phấn lực tướng quân Bách hộ chức tái Khâm thưởng Tráng tiết
tướng quân Chánh Thiên hộ chức Nguyễn tướng công.
Tên húy: Nguyễn
Trác Kiêm
Ông đi lính đời
vua Quang Trung đánh quân Thanh. Tử trận tại Thăng Long (Hà Nội).
e) Đại tướng Nguyễn Chí Thanh
Đại tướng Nguyễn Chí Thanh là một
tướng lĩnh chính trị của Quân đội nhân dân Việt Nam.
Đại tướng Nguyễn Chí Thanh sinh ngày 01/01/1914, quê làng Niêm Phò,
huyện Quảng Điền, tỉnh Thừa Thiên.
Năm 1960, Cụ về thăm và nói chuyện tại Đình Trí Nang.
Đại tướng mất ngày 06/07/1967 tại Hà Nội do
một cơn nhồi máu cơ tim khi ra Hà Nội để báo cáo với Bác Hồ về tình hình miền
Nam.
Nay dân làng Trí Nang cũng trân trọng rước Đại tướng lên trên bàn thờ
đình làng, để dân làng thờ cụ với các vị thần của làng.
3. Lễ hội
Hàng năm, làng
tế nhiều lễ:
Đầu năm ngày mồng 7 tháng giêng: |
Lễ Khai hạ |
Tháng 6:
|
Lễ Kì phúc
|
Mùa bắc:
|
Lễ Hạ ương
|
Mùa cấy:
|
Lễ Hạ giá
|
Mùa gặt:
|
Lễ Thanh tân
|
Trời đại hạn:
|
Lễ Cầu đảo
|
Sâu ăn lúa:
|
Lễ Trừ trùng
|
4. Những bước thăng trầm
Sau Cách mạng Tháng Tám (1945), xã đưa ba hòm sắc Triều Nhà Lí, Triều Nhà Trần, Triều Nhà Lê, bộ thất sự bằng đồng, lọng vàng, tàn tía, chiêng trống, cờ quạt về tập trung trên xã. Còn đồ khí tự chia cho các họ đưa về dùng.
Lúc đó cán bộ xã là:
Bí thư Đảng ủy:
|
Ông Lê Man
|
Chủ tịch xã:
|
Ông Từ Định
|
Phó chủ tịch:
|
Ông Nguyễn Đẩu
|
Xã đội trưởng:
|
Ông Nguyễn Trì
|
Công an trưởng:
|
Ông Phạm Dục
|
Đình làng Trí Nang trong thời gian này được dùng làm trường dạy Bình dân
học vụ. Trong hai cuộc kháng chiến chống Pháp, chống Mĩ, tại đây đã đón:
– Tỉnh ủy về dự Đại hội Đại biểu Đảng bộ tỉnh Hà Tĩnh.
– Huyện ủy về dự Đại hội Đại biểu Đảng bộ huyện Thạch Hà.
– Huyện đoàn về dự Đại hội Đại biểu Huyện đoàn Thanh niên Thạch Hà.
– Huyện đoàn Thanh niên Can Lộc năm 1949 về đóng trại 20 ngày.
Trong cuộc kháng chiến chống Mĩ từ năm 1965 đến năm 1975, mười năm đình làng
được trưng dụng làm kho lương thực Nhà nước.
Vinh dự lớn nhất
của dân làng Trí Nang là:
– Hợp tác xã nông nghiệp Nam Kênh là Hợp tác xã điển hình của tỉnh Hà
Tĩnh.
– Ông Nguyễn Vừng, Tỉnh ủy viên, Đại biểu Quốc hội khóa II làm Chủ nhiệm.
– Năm 1960, dân làng Trí Nang được đón cụ Đại tướng Nguyễn Chí Thanh về
thăm. Cụ ngồi trong đình nói chuyện với cụ Nguyễn Văn San, Đảng viên Đảng Cộng
sản Việt Nam, lão thành cách mạng, lão nông tri điền gần hai giờ đồng hồ.
Sau hòa bình, đình được dỡ về làm Trụ sở Ủy ban nhân dân xã. Đình làng
Trí Nang hoàn toàn bị dỡ bỏ.
5. Đình làng Trí Nang hiện nay
Đình làng Trí Nang từ lâu là công trình công cộng của làng, nơi thờ thần Thành Hoàng, các vị Nhiên thần, Nhân thần, các vị liệt sĩ của làng, các bậc tiền thân có công với làng, với nước. Đình làng Trí Nang là nơi họp bàn công việc của làng, là nơi diễn ra hội hè, sinh hoạt văn hoá, văn nghệ của dân làng. Đình làng là nơi nhen nhúm và gửi gắm tình cảm của dân làng liên quan đến quá khứ, hiện tại và tương lai. Từ bao đời người ta truyền tụng nhau quan niệm “đình tan làng mạt”, nhằm nhắc nhở nhau giữ gìn ngôi đình của làng.
Đình làng Trí Nang hiện nay được xây lại trên di tích đình cũ. Theo Quyết
định số 3396/QĐ-UBND ngày 31/10/2013 của Ủy ban nhân dân tỉnh Hà Tĩnh, Đình Làng Trí Nang được công nhận là di
tích văn hóa cấp tỉnh.
No comments:
Post a Comment