NGHI LỄ VÀ VĂN CÚNG LỄ TANG
"TỬ GIẢ DĨ ĐẮC TÁNG VI VINH"
"Thọ Mai Gia Lễ" là gia lễ nước ta, dựa theo Chu Công Gia Lễ là gia lễ thời xưa của Trung Quốc, nhưng có sáng tạo, không rập khuôn máy móc theo Tàu.
Tác giả
của "Thọ Mai Gia Lễ" là Hồ Sĩ Tân (1690-1760), hiệu Thọ Mai,
người làng Hoàn Hậu, nay là xã Quỳnh Đôi, huyện Quỳnh Lưu, đậu Tiến sĩ năm
1721 (năm thứ 2 triều vua Bảo Thái), làm quan đến chức Hàn lâm Thị chế.
"Thọ Mai
Gia Lễ" có trích dẫn một phần của Hồ Thượng thư gia lễ. Hồ Thượng thư
tức Hồ Sĩ Dương (1621-1681), cũng người làng Hoàn Hậu, đậu tiến sĩ năm
1652 (năm thứ 4 triều vua Khánh Đức), chức Thượng thư bộ Hình, tước Duệ Quận
công.
Theo lời dạy
của thánh nhân: "Lễ dung hòa là quí", "Lễ phải tiết kiệm, chớ
nên xa xỉ. Tang phải giản dị, chớ nên cẩu thả", dựa theo cuốn "Thọ
Mai Gia Lễ", được viết năm Mậu Thìn (1928) đời vua Bảo Đại, tôi đã soạn
lại để con cháu trong họ hiểu biết lễ nghi, phổ biến cho nhau và áp dụng trong
tang lễ.
Theo “Thọ Mai
Gia Lễ”, các ngày lễ cứ đúng ngày mà làm, không có sự
chuyển dịch tùy tiện theo lời thầy lễ, thầy bói. Chỉ trừ ngày làm lễ an táng và
ngày làm lễ trừ phục cần chọn ngày lành. Không ai có thể chọn ngày
chết, vậy nên từ xưa tới nay, hàng năm cứ đến ngày mất thì làm giỗ, dù cho có
những năm, ngày đó rất xấu, có cả trùng phục, trùng tang, sát chủ, quả tú, cô
thần... Lễ Chung thất, Tốt khốc, Tiều tường, Ðại tường cứ theo
đúng ngày mà làm lễ. Khi đó con cháu ở xa nhớ ngày về làm lễ, thân nhân ở chỗ khác
sắm sửa lễ đúng ngày tới dự. Lưu ý tang tế theo ngày định sẵn, thân bằng, cố
hữu ai lưu luyến đến thăm viếng, không đợi thiệp mời như lễ mừng, lễ cưới,
không có chuyện “Hữu thỉnh hữu lai, vô thỉnh bất đáo” (mời thì đến, không mời thì
thôi).
Ban biên tập mời các bậc cao niên và con cháu trong họ xem Nghi tiết và văn cúng Lễ tang Cố Lan soạn tại trang web
https://drive.google.com/file/d/0B6zVuqSctNWBbVBIcUtBNl91UVE/edit?usp=sharing. Mọi chỉ giáo và góp ý xin gửi về địa chỉ nguyenhueyen@yahoo.com. Trân trọng cám ơn.
Ô hô! Đứng trước bàn thờ cha (mẹ) mà khóc rằng:
Than ôi!
Thôi, thời thôi!
VII. LỄ CHUNG THẤT,
BÁCH NHẬT
1. Nghi tiết
Tự lập
|
Xuất chủ
|
||
Cử ai
|
Ai chỉ
|
Giáng thần
|
|
Nghệ quán tẩy sở
|
Quán tẩy
|
Thuế cân
|
|
Nghệ hương án tiền
|
Quỵ
|
||
Thượng hương
|
Loại tửu
|
||
Phủ phục
|
Hưng
|
2 lạy
|
|
Hưng
|
Bình thân
|
Phục vị
|
|
Tham thần
|
Cúc cung bái
|
4 lạy
|
|
Hưng
|
Bình thân
|
Tiến soạn
|
|
Sơ hiến lễ
|
|||
Nghệ linh tọa tiền
|
Quỵ
|
||
Tế tửu
|
Điện tửu
|
Chước tửu
|
|
Phủ phục
|
Hưng
|
2 lạy
|
|
Hưng
|
Bình thân
|
Quỵ
|
|
Giai quỵ
|
Chuyển chúc
|
Độc chúc
|
|
Phủ phục
|
Hưng
|
Bình thân
|
Thiểu khước
|
Cử ai
|
Ai chỉ
|
||
Cúc cung bái
|
2 lạy
|
||
Hưng
|
Bình thân
|
Phục vị
|
|
Á hiến lễ
|
|||
Nghệ linh tọa tiền
|
Quỵ
|
||
Tế tửu
|
Điện tửu
|
Chước tửu
|
|
Phủ phục
|
Hưng
|
2 lạy
|
|
Hưng
|
Bình thân
|
Phục vị
|
|
Chung hiến lễ
|
|||
Nghệ linh tọa tiền
|
Quỵ
|
||
Tế tửu
|
Điện tửu
|
Chước tửu
|
|
Phủ phục
|
Hưng
|
2 lạy
|
|
Hưng
|
Bình thân
|
Phục vị
|
Hựu thực
|
Chủ nhân dị hạ giai
xuất
|
Hạp môn
|
||
Chúc hì hầm
|
Hì hầm
|
||
Khai môn
|
Chủ nhân dị hạ các
phục cựu vị
|
||
Điểm trà
|
Cáo lợi thành
|
Lợi thành
|
|
Từ thần
|
Cử ai
|
Cúc cung bái
|
4 lạy
|
Hưng
|
Bình thân
|
Ai chỉ
|
|
Phần chúc
|
Nạp chủ
|
Triệt soạn
|
Lễ tất
|
Tự lập: Người
lạy đứng vào chiếu
Xuất chủ: Mở
tọa khảm ra
Giáng thân:
Lui xuống
Nghệ quán tẩy sở: Bước lên chỗ quán tẩy
Quán tẩy: Rửa
tay
Thuế cân: Lau
tay
Thượng hương:
Cầm hương vái
Loại tửu: Cầm
chén rượu nghê vái
Phù phục: Đang
quì cúi xuống lạy
Bình thân:
Đứng cân người
Thiểu khước:
Lui xuống nửa bàn chân
Phục vị: Lui
xuống một bàn chân
Tiến soạn: Gặm
giáo lên mâm xôi
Tế tửu: Cầm
rượu vái
Điện tửu: Dâng
rượu lên
Chước tửu: Rót
rượu ra
Nghệ độc chúc vị vị tiền: Người lạy bước lên
Giai quỵ:
Người đọc văn cùng quì
Hựu thực: Chén
rượu hậu bôi
Chủ nhân dị hạ giai xuất: Ngảnh mặt ra
Hạp môn: Bỏ
sáo xuống
Khai môn:
Trương sáo lên
Chúc hì hầm:
Mời Tổ ăn
Cáo lợi thành:
Cỗ bàn lễ nghi đã đủ
Lợi thành: Đã
hưởng lễ
Triệt soạn: Hạ
cỗ
2. Văn cúng
Duy
CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
..................................... niên...................................... nguyệt............................................. nhật
Cô ai tử (cô tử, ai tử):
.............................................................................................................
.............................................................................................................
Nữ tử:........................................................................................................................................
Hôn tử:.......................................................................................................................................
Tế tử:.........................................................................................................................................
Hợp đồng nam nữ tử hôn tôn tế nội
ngoại đồng gia đẳng. Cẩn dĩ hương đăng phù tửu. Đẳng vật bàn soạn. Thứ phẩm chi
nghi. Cảm chi điện vu.
Hiển khảo (tỉ)...........................................................................................................................
Ô hô! Đứng trước bàn thờ cha (mẹ) mà khóc rằng:
Mây bạc xa ngàn cuộc thế, não nùng
thảm cảnh một niềm lo
Trời xanh nỡ để mối sầu, ngơ ngẩn
buồn tình, trăm việc rối.
Ngậm ngùi trong dạ luống băn khoăn
Sùi sụt bên lòng thêm nhức nhối.
Tưởng thời hoan, cảnh muốn còn lâu
Song trần mộng, người đà lánh khỏi.
Than ôi!
Âm dương cách biệt, sống gửi thác về
Mưa gió thảm sầu, sao dời vật đổi
Ngày qua tháng lại, năm (mười) tuần
đọc văn tế tư thân
Thỏ lặn ác tà, chung thất (bách nhật)
bày lễ nghi theo thói.
Thảm thiết nhẽ, đi thương về nhớ,
bóng tiên linh đoái thấy những mơ màng
Đau đớn thay, than vắn thở dài, lòng
hận tự biết bao chừng cảm đội.
Ngán thay, cây muốn lặng gió chẳng
đừng
Nên nỗi, ngày thêm buồn đêm lại tủi.
Thôi, thời thôi!
Người về quê tổ, biết lấy chi báo đức
đền ơn
Con ỏ cõi trần, nguyện cầu được lượng
tình xá tội.
Biết tìm đâu, gót tiên dao hạc nội
mây ngàn
Xin thấu rõ, cảnh bần bạc lưng cơm
đĩa muối.
Ôi thương ôi!
Thượng hưởng.
No comments:
Post a Comment